Bảo tồn di sản nhìn từ tọa đàm về Cổ Loa
Sáng ngày 7-7-2018, tọa đàm “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển” đã diễn ra tại trụ sở của Tạp chí Tia sáng (Trần Hưng Đạo, Hà Nội), với sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh (Hà Nội), trước đây là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, đến nay đã 2.300 năm tuổi, được công nhận Di tích quốc gia năm 1962 và Di tích quốc gia đặc biệt năm 2012.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy say sưa chia sẻ những trăn trở với
công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Tham dự cuộc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Huy và các nhà khoa học như GS.TS Lâm Mỹ Dung (trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), PGS.TS Lại Văn Tới (Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành)... đã sôi nổi thảo luận nhiều nội dung liên quan đến việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa, những trăn trở trước thực trạng quản lý di tích Cổ Loa. Các nhà khoa học đều cho rằng, việc quản lý Di tích Cổ Loa cần có sự thống nhất giữa các cấp, đồng thời công tác quảng bá, giới thiệu, phát triển du lịch cần được thúc đẩy.
Toàn cảnh Tọa đàm "Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và phát triển"
Từ tọa đàm về Cổ Loa, Trung tâm DSCNKHVN đã nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di sản các nhà khoa học nói riêng, kinh nghiệm và bài học trong quá trình phát huy giá trị của những di sản ấy.
Phạm Ngọc Hải
Tin khác
- Tiếp nhận "tài sản" của một nhà giáo
- Về miền ký ức
- Lớp đại học xây dựng vừa học vừa làm
- Sưu tầm những tài liệu quý về thủy điện Hòa Bình
- GS.TS Nguyễn Bá - Kỷ niệm một chuyến đi
- Quyết định thay đổi cuộc đời (PGS.TS Đào Xuân Tích)
- Xin chữ ký thần tượng (PGS.TS Ngô Thu Thanh)
- Trao tặng những "viên đá quý" (PGS.TS Lê Văn Truyền)
- Sự học là không giới hạn (GS.TS Nguyễn Lân Dũng)
- Hạnh phúc của PGS.TS Đinh Thị Kim Xuyến