-
Tết thương Tết nhớ
Nhớ lại cái Tết đầu tiên xa gia đình, PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận* tâm sự: “Đi thực tập tốt nghiệp vào dịp Tết Mậu Thân, năm 1968 là kỷ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi”.
-
Nỗ lực học tập, vươn lên trở thành nhà khoa học
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn của một huyện miền núi, PGS.TS Vương Văn Toàn - nguyên Phó viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội, luôn tâm niệm phải cố gắng học tập để thoát khỏi cảnh đói nghèo, trở thành điểm tựa vững chắc cho gia đình, cống hiến cho xã hội.
-
Di sản của Nhà Y học Vũ Triệu An
Gần nửa thế kỷ góp công gây dựng, chèo lái đưa chuyên ngành Sinh lý bệnh - Miễn dịch trường Đại học Y Hà Nội phát triển, GS Vũ Triệu An đã để lại dấu ấn trong nền Y học nước nhà. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam may mắn được tiếp nhận toàn bộ khối di sản ông để lại.
-
“Mình đến với cây ngô như người ta lấy vợ”
Thật khó có lời tâm sự nào về nghề lại tha thiết đến thế. Trong một lần trả lời phỏng vấn nhà báo Quang Hoan, GS.TSKH Trần Hồng Uy* đã chia sẻ chân tình như vậy. Ông nhấn mạnh thêm: "Tình cờ gặp, vô tình yêu, yêu say đắm lúc nào cũng không hay, rồi lấy và chung thủy”**. Và dưới đây là câu chuyện tình đặc biệt ấy.
-
Giữ cho "Thanh - Thận - Cần"
Chiếc khánh vàng vua Minh Mạng ban cho cụ tổ Nguyễn Quốc Hoan có khắc ba chữ “Thanh – Thận – Cần” đã bị giặc Pháp vào làng đốt phá lấy đi, nhưng tinh thần của ba chữ vàng đó vẫn được cha mẹ PGS.TS Nguyễn Quốc Cừ gìn giữ trong cuộc sống và nuôi dạy con cái. Và suốt hơn 90 năm đời mình, PGS Cừ đã không phụ lòng song thân.
-
Giao lưu, kết nối để học hỏi
Là sinh viên, rồi nghiên cứu sinh, 10 năm ở Liên Xô Nguyễn Văn Thanh* đã có những kỷ niệm đặc biệt. Cùng với sự nỗ lực tự thân, điều ông không thể quên, đó là sự giúp đỡ của thầy cô, người thân, bè bạn trong việc học tập, làm khoa học của ông.
-
Nhớ màu xanh Trường Sa
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của PGS.TS Hoàng Ngọc Thuận, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cây ăn quả, trường Đại học Nông nghiệp I*, về chuyến công tác Trường Sa năm 1998. Với ông đó là những ngày tháng không thể quên, đọng lại nhiều kỷ niệm sâu sắc, cảm động, và cả những nuối tiếc.
-
Hạnh phúc được hòa mình vào biển
Về hưu năm 2012 nhưng với PGS.TS Nguyễn Thị Cẩm Vân*, kỷ niệm về những chuyến tham quan, thực địa ngoài đảo, hòa mình với biển thật khó quên, thật sâu đậm trong suốt cuộc đời.
-
PGS.TS Đoàn Trọng Huy với "Đường vui" Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân tài hoa, sinh thời cũng như khi khuất bóng, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc và đồng nghiệp, trong đó có PGS.TS Đoàn Trọng Huy*. Từ lòng yêu mến, kính trọng Nguyễn Tuân, đồng thời cũng là trách nhiệm, tâm huyết của một giảng viên văn học, ông sớm xác định phải dành rất nhiều tâm sức của cuộc đời để nghiên cứu về nhà văn. Với ông, hành trình nghiên cứu đó là “đường vui”.
-
Chỉ có thể là… thầy Tùng
Những câu chuyện dưới đây được ghi lại từ ký ức của bác sĩ, AHLĐ Nguyễn Ngọc Hàm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí) về người thầy đáng kính– GS. AHLĐ Tôn Thất Tùng. Nhân dịp 110 năm sinh GS Tôn Thất Tùng, chúng tôi muốn chia sẻ lại câu chuyện rất bình dị về người thầy – một nhà y học lừng danh.
-
Nhà sử học Lê Mậu Hãn
Nhắc tới thầy Hãn, các thế hệ sinh viên, học trò và đồng nghiệp giới sử học, mãi nhớ một thầy giáo mang bản lĩnh, cốt cách của sĩ phu miền Trung thời hiện đại, một nhà sử học tâm huyết với nghề.
-
Chuyện “cướp cứu” ở chiến trường C
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bác sĩ Lê Sỹ Toàn ba lần được cử vào chiến trường C, công tác ở cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng của nước Lào. Trụ lại chiến trường lâu nhất là đợt cuối cùng, kéo dài gần 4 năm (1969-1973). Thật khó hình dung về những câu chuyện của những năm tháng ác liệt ấy, nếu không tận mắt đọc những báo cáo, tài liệu viết tay và thư gửi về gia đình của ông.
-
GS Hồ Tôn Trinh với nghiên cứu văn học phương Tây
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu văn học phương Tây ở nước ta dường như chưa thiết thực bởi đất nước đang phải dồn sức xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong bối cảnh đó, nhà nghiên cứu Hồ Tôn Trinh* đã tiên phong, tự mở một lối đi riêng để tiếp cận với văn học phương Tây.
-
“Giáo sư đỏ”
Trong sự nghiệp phát triển khoa học xã hội đất nước, GS.VS Nguyễn Khánh Toàn* được nhiều người biết đến không chỉ là một nhân sĩ yêu nước mà còn là học giả uyên thâm. Là nhà nghiên cứu, ông để lại nhiều dấu ấn trên lĩnh vực giáo dục đào tạo và khoa học xã hội với hàng trăm công trình đến nay vẫn nguyên giá trị.
-
“Đam mê - Chia sẻ - Trách nhiệm” – từ khóa của một nhà khoa học nữ
Với những thành công trong nghiên cứu về pin nhiên liệu, PGS.TS Hồ Thị Thanh Vân* đã được L’Oréal - UNESCO bình chọn là một trong ba nhà khoa học nữ xuất sắc nhất Việt Nam vào năm 2019. Và năm 2020, trong danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của Châu Á, chị dành vị trí thứ 23 do Tạp chí Khoa học Singapore xếp hạng.
-
Nhà nông học Vũ Tuyên Hoàng qua những dòng ký ức
Vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống thơ văn, nhiều người cho rằng Vũ Tuyên Hoàng* sẽ kế nghiệp cha mẹ. Thế nhưng, ông đã trở thành nhà nông học nổi tiếng, gắn bó trọn đời với đất đai, ruộng đồng và tạo ra nhiều giống lúa chất lượng mang thương hiệu Việt Nam.
-
Kỷ niệm mười một năm gắn bó với ngành Nhi khoa
Những ngày mới vào nghề khoác trên mình chiếc áo blouse trắng được đi theo các thầy học tập, đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn sinh viên thực tập, rồi điều trị cho các bệnh nhi, dù gắn bó vẻn vẹn chỉ có mười một năm nhưng đó là một quãng thời gian đáng nhớ của PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-
Thầy thuốc phải thấu hiểu nỗi đau và tâm lý người bệnh
Là học trò chuyên ngành Tai mũi họng từ năm 1953, BS Phạm Kim luôn khắc ghi những lời dạy của Thầy Trần Hữu Tước*, đặc biệt là tấm lòng nhân ái Thầy dành cho người bệnh. Những bài học quý giá đó đã theo ông suốt cuộc đời làm nghề.
-
Những bài học từ hai người thầy
Trong quá trình công tác tại Viện Quân y 108, PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu may mắn được làm việc với hai người thầy lớn là GS.TSKH Bùi Đại và GS Nguyễn Văn Âu. Bà đã học hỏi được ở hai thầy nhiều bài học quý báu.
-
Câu chuyện "học người"
“Học tập trong đó có học người để nâng cao trình độ là công việc suốt đời, nhất là với các nhà khoa học. Người được đề cập ở đây chủ yếu là các nhà văn, nghệ sĩ và một số giáo sư mà tôi có quan hệ trong nghiệp viết của bản thân...”. Đó là chia sẻ của tác giả - PGS.TS Đoàn Trọng Huy* về chủ đề bài viết này. Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin trân trọng giới thiệu.