-
Chuyện về chiếc huy hiệu trường Bách khoa
Chiếc huy hiệu của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có từ năm 1960 và nó được thiết kế bởi giảng viên Trần Hữu Quế*. Hơn sáu chục năm qua, trường Bách khoa vẫn sử dụng mẫu huy hiệu này. Không chỉ vậy, mẫu huy hiệu còn được chọn làm logo của trường
-
Chiếc “máy” tách nọc bọ cạp
Nhìn chiếc “máy”, với con bọ cạp khô cong bên cạnh, nhiều người sẽ liên tưởng đến một loại bẫy nào đó. Ít ai nghĩ rằng đây là dụng cụ của PGS.TSKH Lê Xuân Huệ* và các cộng sự dùng để tách nọc bọ cạp trong gần 20 năm, khi họ nghiên cứu về bọ cạp ở Việt Nam.
-
Cuốn học bạ thời sinh viên dược khoa
Ngày nay, sinh viên khi ra trường được nhận bằng tốt nghiệp có kèm theo cả học bạ. Nhưng vào những năm 1960, sinh viên tốt nghiệp chỉ được nhận bằng, còn học bạ nhà trường giữ lại. Trong số gần 400 tài liệu và hiện vật của PGS.TS Lê Văn Truyền* tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, có cuốn học bạ thời sinh viên vô cùng quý giá. Nó không chỉ phản ánh quá trình học tập của ông, mà còn là chứng cứ để tìm hiểu về chương trình đào tạo sinh viên dược thời bấy giờ.
-
Từ một bài tiểu luận đến một cuốn sách
Cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của tác giả Trần Đình Sử* được ấn hành năm 1987 đã gây tiếng vang trong giới nghiên cứu - phê bình văn học. Đây là thành quả của một quá trình nghiên cứu, mà bài tiểu luận ông viết năm 1970 đánh dấu bước khởi đầu. Hành trình nhận thức trong mười mấy năm ấy đã đưa tác giả của công trình này trở thành “cây bút lạ” với một hướng đi, một phương pháp nghiên cứu hoàn toàn mới.
-
Hai cuốn luận án – một chặng đường gần hai chục năm
Luận án phó tiến sĩ dược học của PGS.TS Phan Văn Các* có bản tiếng Hung và bản tiếng Việt. Ông tặng cả hai quyển cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, và cho biết đó là toàn bộ công sức học tập, nghiên cứu của ông trong hai đợt thực tập tại Hungary. Sau hai chuyến thực tập ấy, ông đã hoàn thành luận án bằng tiếng Hung, nhưng rồi mất hơn 11 năm nữa luận án mới được bảo vệ tại Việt Nam. Tổng cộng gần hai chục năm!
-
Bốn kỷ vật thời học cấp II
Trải qua biết bao thay đổi, biến chuyển từ mấy năm đầu thập niên 50 của thế kỉ trước đến nay, PGS Nguyễn Hoành Khung* vẫn giữ được 4 kỷ vật thời học lớp 5, lớp 6 và lớp 7. Tất cả đều đã cũ kĩ, giấy bị ố, quăn và rách mép, nhưng đó là những vật chứng quý giá giúp ông nhớ lại bao kỷ niệm về ba năm học cấp II, đồng thời giúp các thế hệ sau hiểu hơn về cuộc sống của thầy và trò thời bấy giờ.
-
Chiếc xe đạp của cha
Dù GS Trần Văn Hà* đã rời cõi tạm hơn 4 năm, nhưng người con trai thứ hai của ông là ThS Trần Việt Thắng vẫn luôn ghi nhớ lời cha dặn: “Trong tất cả các kỷ vật mà bố gìn giữ cho đến nay, có ba thứ quý gắn bó với bố trong suốt cuộc đời là hai cuốn từ điển** và chiếc xe đạp, các con cần giữ, không được bán! Đó là những kỷ niệm”. Chiếc xe đạp Peugeot là kỉ vật về 2 năm ông đi làm chuyên gia tại Congo, và sau này gắn bó với ông trong hơn 20 năm hưu trí.
-
Cuốn nhật ký đặc biệt
PGS.TS Trần Ninh* coi đây là cuốn nhật ký đặc biệt, vì lần đầu tiên và duy nhất ông viết nhật ký, trong chuyến khảo sát ở Tây Nguyên năm 1974. Thêm nữa, ông cho biết: Chuyến đi khảo sát được thực hiện trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, hành trình dài nhất, thời gian lâu nhất và có sự góp mặt nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau mà ông từng tham gia .
-
Cuốn nhật ký kể về một chuyến công tác
Chuyến công tác gian khổ nhất của PGS Phạm Kim* là chuyến đi cùng đoàn của Bộ Y tế vào Vĩnh Linh khám chữa bệnh cho đồng bào ở vùng mới giải phóng năm 1972. Hành trình vào tuyến lửa và các hoạt động của đoàn bác sĩ ở cả bắc và nam vĩ tuyến 17 được ông ghi lại, và đến nay cuốn nhật ký giúp ông kể lại chuyến công tác đặc biệt ấy.
-
Bộ quần áo lính đầu tiên
Tháng 5-1972, thầy giáo Lâm Ngọc Thiềm*rời giảng đường trường Đại học Tổng hợp và trở thành người lính. Trong hơn 5 năm tham gia quân đội, ông được cấp phát tổng cộng một chục bộ quần áo, nhưng bộ được phát từ những ngày đầu nhập ngũ là bộ duy nhất ông giữ lại đến nay.
-
Bài diễn văn lịch sử
Cùng mang ý nghĩa lịch sử tương tự như diễn văn khai giảng ĐH Việt Nam (15-11-1945) của GS.TS Nguyễn Văn Huyên, bài diễn văn khai giảng trường ĐH Y khoa (6-10-1947) của GS Hồ Đắc Di* cũng có giá trị truyền luồng sức mạnh cùng cảm hứng tri thức tới nhiều thế hệ. Nó khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần và bản lĩnh Việt Nam, cổ vũ mọi người hào hứng, quyết tâm để cùng cả dân tộc làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
Hai cuốn sổ ghi chép thời nghiên cứu sinh
Với TS Huỳnh Tùng*, hai cuốn sổ ghi chép trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô đã không chỉ giúp ông hoàn thành luận án hồi ấy, mà còn tiếp tục trở thành một nguồn tài liệu quý để ông sử dụng trong công việc nghiên cứu sản xuất lốp máy bay sau này.
-
Chuyện “hậu trường” của một cuốn từ điển
Chỉ với cú nhấp chuột, sau 0,43 giây Google đã cho hiển thị gần 100 triệu kết quả liên quan cụm từ “từ điển tiếng Việt”. Người chủ biên công trình từ điển này là GS Hoàng Phê*. Cuốn Từ điển tiếng Việt xuất bản lần đầu tiên năm 1988 là vật chứng để kể về chặng đường dài lao động khoa học công phu, với bao chuyện chỉ những người tham gia biên soạn mới biết.
-
Tờ quyết định và cơ duyên đến với văn học Italia
Tờ quyết định của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam năm 1977 về việc cử cán bộ đi thực tập khoa học ở Italia là một tài liệu có ý nghĩa đặc biệt với PGS Nguyễn Văn Hoàn*. Bởi lẽ, nhờ văn bản quyết định này mà ông đã trở thành một chuyên gia uy tín về văn học Italia ở nước ta.
-
Tờ giấy khen phát buổi tối ở nhà dân
Trong cuộc đời công tác, GS.TS Vũ Đình Lai* đã được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen…, nhưng tờ giấy khen đầu tiên là đặc biệt nhất. Với ông, kỷ vật này minh chứng cho một thời trai trẻ đóng góp sức mình phục vụ kháng chiến. Nó gợi lại những kỷ niệm không thể quên trong năm đầu tiên sau khi ra trường ông đi tham gia khảo sát đường giữa núi rừng Tây Bắc.
-
Tập bản thảo luận án viết trong 56 ngày
Trao tặng tập bản thảo này cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, PGS.TS Trần Anh Ngoan* không khỏi luyến tiếc. Bởi đây là bản thảo luận án phó tiến sĩ của ông, kết quả từ quá trình chuẩn bị tư liệu trong hơn 10 năm, viết trong 56 ngày liên tục và ông đã giữ gìn suốt 32 năm qua.
-
Đây là tờ giấy khen tôi quý nhất
Đó là lời chia sẻ của GS.TS Nguyễn Duy Tuân* khi nói về tờ giấy khen đầu tiên trong đời quân ngũ của ông. Phần thưởng này đã trở thành một kỷ vật đặc biệt về những năm tháng ông tham gia chiến đấu ở Ninh Bình và Nam Định trong kháng chiến chống Pháp, khi ông đang là sinh viên trường Đại học Y dược khoa.
-
Chuyện những hạt neem
Ít ai biết rằng, GS Lâm Công Định* đã đưa giống cây neem từ Cộng hòa Senegal ở tận Tây Phi về Việt Nam. Ngày nay, nếu có dịp đến Ninh Thuận, bạn sẽ thấy những rừng neem xanh mát mắt, một nét đặc trưng của vùng đất này. Nhưng đó là loài cây du nhập và nhờ tri thức khoa học lâm nghiệp mới có được thành quả như vậy.
-
Chiếc máy lọc nước đơn giản mà hữu ích
Lần đầu tiên đến gặp PGS.TSKH Trần Văn Nhị cuối năm 2017, chúng tôi được ông dẫn lên tầng thượng, chỉ vào chiếc máy lọc nước NIREF và bảo: “Trông đơn giản nhưng hữu ích lắm đấy!”. Đây là kết quả nghiên cứu tâm đắc nhất trong sự nghiệp khoa học của ông về quang sinh vật.
-
Lá đơn xin thi tốt nghiệp tiểu học
Ngày nay, chắc hẳn rất nhiều người sẽ thấy bất ngờ và thắc mắc nếu nghe nói đến việc phải làm đơn xin thi tốt nghiệp tiểu học. Nhưng quả thật đã từng có thời kỳ như thế. PGS.TS Ngô Thu Thanh* còn giữ được lá đơn của chính mình viết năm 1952.