-
Khoa học và cuộc sống
Khoa học và cuộc sống vốn là hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ bền chặt. Khoa học có trong cuộc sống và ngược lại. Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Khải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Đèn Tiết kiệm Điện năng & Dung dịch Hoạt hóa Điện hóa với nghiên cứu viên Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam tuần trước.
-
Ông Tiến sĩ của ruộng đồng
Ngày 21-9-2023, tại TP Huế, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi làm việc với TS Lê Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế). Trong buổi làm việc, ông chia sẻ câu chuyện làm khoa học và trao tặng MEDDOM các tài liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu.
-
Lộ trình ngược của vị Phó giáo sư kinh tế
Đó là câu chuyện thú vị trong hành trình lao động khoa học mà PGS.TS Nguyễn Đình Tài (nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Đào tạo, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư, Bộ Kế hoạch và đầu tư) chia sẻ với nghiên cứu viên của Bảo tàng MEDDOM trong buổi làm việc ngày 13-9-2023.
-
“Học phải tìm đến gốc”
Câu chuyện tự học và làm khoa học của các nhà khoa học luôn là mục tiêu tìm hiểu, nghiên cứu của Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Chiều ngày 13-9-2023, nghiên cứu viên của Bảo tàng đã có dịp tìm hiểu về quá trình học tập của PGS.TS Nguyễn Duy Hạnh, nguyên là giảng viên trường Đại học Thủy lợi.
-
Gặp nhà khoa học nghiên cứu về rau an toàn
Sáng ngày 13-9-2023, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam có buổi làm việc với GS.TS Trần Khắc Thi (nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ông là một trong những người tiên phong nghiên cứu về rau an toàn.
-
Vì “mê” nên chọn
Đó là chia sẻ của GS.TS Đỗ Thị Minh Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội với nghiên cứu viên Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Bảo tàng MEDDOM) ngày 8-9-2023.
-
Tiếp nhận tài liệu ngành y học và nông nghiệp
Ngày 31-8-2023, sau chuyến tham quan Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam, TS Lê Hoàng Mai - con gái của vợ chồng GS Lê Văn Liêm (nguyên Phó Cục trưởng Cục dâu tằm, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương) và PGS Hoàng Thị Thục (nguyên Chủ nhiệm khoa Răng miệng Viện Quân y 108) đã chuẩn bị thêm tài liệu của bố mẹ để tặng Bảo tàng.
-
Âm thầm với khảo cổ học cộng đồng
Nghỉ hưu nhiều năm nay, PGS.TS Nguyễn Giang Hải - nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vẫn miệt mài với các nghiên cứu về khảo cổ học cộng đồng.
-
Tôi đến với chèo là duyên, là phận
Đó là lời chia sẻ của PGS.TS Hà Thị Hoa (giảng viên cao cấp trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương) với nghiên cứu viên của Bảo tàng MEDDOM trong buổi làm việc ngày 29-8-2023.
-
Nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn sản xuất
Đó là câu chuyện về quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học được PGS.TS Phan Hòa (nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế) chia sẻ với NCV Bảo tàng các nhà khoa học Việt Nam trong buổi làm việc ngày 30-8-2023, tại TP Huế.
-
Thông báo tổ chức tọa đàm số 5
Kính gửi Quý Thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp! MEDDOM xin trân trọng thông báo tổ chức tọa đàm số 5 “Trải nghiệm thực tế của họa sĩ Trịnh Lữ về trưng bày bảo tàng” diễn ra vào ngày 25-8-2023 tại MEDDOM PARK. Toạ đàm do PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Giám đốc chuyên môn MEDDOM và họa sĩ Trịnh Lữ đồng chủ trì tọa đàm.
-
Chiếc máy ảnh Konica – “người bạn đường” của GS.TS Ngô Đắc Chứng
Chiếc máy ảnh Konica đã gắn bó với GS.TS Ngô Đắc Chứng gần hai thập kỷ, giúp ích rất nhiều trong những nghiên cứu của ông về thành phần loài, khu hệ và sinh thái học các loài lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam.
-
TS La Công Ý soạn tài liệu tặng MEDDOM
TS La Công Ý sinh năm 1951 tại Định Hóa, Thái Nguyên, nguyên Trưởng phòng Miền núi phía Bắc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Là nhà khoa học dân tộc Tày nên TS La Công Ý lựa chọn nghiên cứu sâu về tộc người Tày. Cuốn sách tiêu biểu của ông có tựa đề “Đến với người Tày và văn hóa Tày” do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2011. Công trình đề cập một cách có hệ thống về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của người Tày, đồng thời giới thiệu một số nét riêng, mang tính đặc thù của các nhóm tộc người hay của một bộ phận cư dân ở một địa phương.
-
Giáo sư Hoàng Tụy - Người sống trong nỗi nhớ
Giáo sư Hoàng Tụy (1927-2019) sinh ra tại làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông từng là Viện trưởng Viện Toán học, Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam), một trong những người đi tiên phong xây dựng nền tảng của nền Toán học Việt Nam hiện đại. Ông được các nhà khoa học trong nước và quốc tế biết đến với vai trò là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng. Kính mời quý vị theo dõi bộ phim chân dung về GS Hoàng Tụy để hiểu hơn những đóng góp và cống hiến cho khoa học của ông
-
Bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Văn Huy tại lễ tiếp nhận tài liệu hiện vật của GS Hoàng Tụy
Căn nhà số 30, ngõ 260 Đội Cấn là địa chỉ quen thuộc với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (nay là Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam) kể từ năm 2013, khi lần đầu tiên chúng tôi tìm đến GS Hoàng Tụy để xin đặt vấn đề nghiên cứu, sưu tầm di sản khoa học của ông – một nhà khoa học đã cống hiến cả cuộc đời cho nền khoa học toán học Việt Nam.
-
Sưu tầm tài liệu của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng
PGS.TSKH Nguyễn Ngọc Hùng - nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (nay là trường Đại học Hà Nội) tiếp tục trao tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam một số tài liệu liên quan đến quá trình học tập, nghiên cứu tại Liên Xô, 6-2023.
-
Màu áo thiên thanh và ngôi trường kiểu mẫu
Ngày 21-6-2023, tại TP Huế, NCV Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã có buổi làm việc với PGS.TS Đặng Thanh, Phó chủ tịch Hội Thính học Việt Nam.
-
Tiếp nhận di sản của cố GS.VS Vũ Tuyên Hoàng
Trong buổi làm việc sáng ngày 19-6-2023, GS.TS Vũ Triệu Mân – Em trai cố GS.VS Vũ Tuyên Hoàng (nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp) đã thay mặt gia đình trao tặng những di sản của anh trai mình cho Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
-
Ngày 7: Năng lượng mặt trời
Ngày cuối cùng của Tuần lễ Bảo tàng – Museum Week 2023, Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam muốn chia sẻ với quý vị ảnh hưởng của Mặt trời – nguồn năng lượng tái tạo.
-
MUSEUM WEEK 10/6: Nét đẹp lao động
Ngày thứ 6 của Tuần lễ bảo tàng, MEDDOM xin được chia sẻ những bức ảnh nghiên cứu viên của Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam sưu tầm tài liệu, phỏng vấn ký ức của các nhà khoa học.