Trung tâm Di sản các nhà khoa học việt nam

Heritage Center for scientists and scholars of Vietnam

Trưng bày thường xuyên

  • 13:56 - 30/11/2022

    Kỷ niệm chương của PGS.TS Đinh Văn Niệm

    Đây là chiếc kỷ niệm chương bộ môn Kỹ thuật siêu cao tần, khoa Kỹ thuật thông tin (nay là khoa Điện tử viễn thông), trường ĐH Kỹ thuật tổng hợp Ilmenau tặng NCS Đinh Văn Niệm sau khi ông hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh, ngày 14-12-1978.

  • 09:24 - 26/07/2022

    Chiếc máy ảnh FED-2

    Đây là chiếc máy ảnh đầu tiên của GS Đặng Trung Thuận, ông mua năm 1960 ở Liên Xô, khi là sinh viên trường ĐH Tổng hợp Lomonosov, và ông đã sử dụng gần 20 năm trong nghề địa chất. Bởi vậy, ông coi nó là một kỉ vật quý.

  • 17:11 - 23/07/2022

    Hòm đạn cũ - Kỷ vật của một thời gian khó

    Mỗi một hiện vật đều ẩn chứa trong mình câu chuyện cùng những ký ức gắn bó với cuộc đời của nhà khoa học.

  • 16:49 - 23/07/2022

    Chiếc thùng nhôm - Kỷ vật của một thời gian khó

    Đây là chiếc thùng nhôm của PGS.TS Lê Văn Truyền sử dụng từ năm 1980 đến 2021.

  • 13:36 - 14/06/2022

    Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp từ thập niên 60

    Thời kỳ bao cấp, không chỉ xe máy mà ngay cả xe đạp cũng cần phải có giấy chứng nhận sở hữu. Năm 1962, PGS Tạ Ngọc Hải (nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Nguyên lý – Chi tiết máy, khoa Chế tạo máy, trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cũng đã phải xin giấy chứng nhận sở hữu cho chiếc xe đạp đầu tiên của mình.

  • 10:37 - 07/03/2022

    Sổ ghi chép của PGS Lê Thị Cúc

    Năm 1992, trường Đại học Bách Khoa có hai tiêu chuẩn cử đi sang Pháp đã được cho PGS.TS Hồ Anh Túy ở Khoa Điện tử và bà Nguyễn Thị Hiền ở Khoa Lương thực thực phẩm, dưới sự tài trợ của chương trình UDF. Khi đó, PGS Lê Thị Cúc, là giảng viên Bộ môn Lương thực thực phẩm của trường Đại học Bách Khoa không hề biết và cũng không có tên trong danh sách. Trước đó một tuần, thầy Hà Duy Tư-Trưởng phòng Đào tạo quốc tế của trường gọi điện cho bà nói về vấn đề trên, và muốn mời bà là người thứ 3 dự thi, không chắc đảm bảo bà sẽ được đi học, nếu thi đỗ thì đi học vì sợ một trong hai người bà Túy hoặc bà Hiền thi bị rót thì phí mất tiêu chuẩn.

  • 09:58 - 07/03/2022

    Chiếc máy ADN đầu tiên ở Việt Nam

    Năm 1985, phát minh về PRC (Polymerase Chain Reaction) - nguyên lý nhân gene đã làm thay đổi thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực di truyền học phân tử. Tác giả của nó, nhà hóa sinh Kart Mullis được nhận giải Nobel năm 1993. Trên cơ sở phát minh này, một loạt các máy nhân AND được sản xuất theo đúng nguyên lý Kary Mullis ra đời. Ở Việt Nam, người may mắn sở hữu một trong những chiếc máy ấy là GS.TS Lê Đình Lương.

  • 14:20 - 05/03/2022

    Thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi GS Đặng Thị Hồng Vân

    Đây là bức thư Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp (lấy bút danh là Văn), Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân tự vệ Việt Nam viết ngày 17-2-1948 gửi tới Đặng Thị Hồng Vân nhân dịp ngày lễ thành hôn của bà với ông Trần Công Tường.

  • 09:03 - 05/03/2022

    Khối Tetrapod chắn sóng của Giáo sư, tiến sĩ Lương Phương Hậu

    Đây là sản phẩm khoa học bằng bê tông, do Giáo sư, tiến sĩ Lương Phương Hậu (Chủ nhiệm bộ môn Cảng – Đường thủy, trường ĐH Xây dựng) ứng dụng ý tưởng của nước ngoài để chế tạo năm 1991 và được sử dụng phổ biến để chắn sóng bảo vệ bờ biển ở Nha Trang và các tỉnh phía Nam Việt Nam.

  • 09:01 - 05/03/2022

    Nhật ký của Giáo sư Nguyễn Ngọc Độ

    Đây là cuốn sổ nhật ký của ông Nguyễn Ngọc Độ viết trong thời gian từ 1966 đến 1971.

  • 16:04 - 04/03/2022

    Bộ sưu tập máy phóng ảnh của Phó giáo sư Phạm Quang Tùng

    Phó giáo sư Phạm Quang Tùng sinh năm 1942 tại Đông Anh, Hà Nội, nguyên Phó phòng Đào tạo, trường Đại học Dược Hà Nội. Ông có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu Acid nucleric, protein liên quan tới các bệnh lý và dược lý, chế phẩm Protein và ứng dụng trong lĩnh vực y học.

  • 10:47 - 04/03/2022

    Chiếc máy chiếu của Giáo sư Lê Nam Trà

    Đây là chiếc máy chiếu được bác sĩ Lê Nam Trà mua ở Đức sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Y học.

  • 10:36 - 04/03/2022

    Các mẫu lúa của GS.TSKH Trần Duy Quý và cộng sự

    Giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Duy Quý sinh năm 1948 tại xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà khoa học chuyên ngành Nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp. Năm 1996, ông được phong học hàm Phó giáo sư, năm 2002 nhận học hàm Giáo sư.

  • 16:01 - 03/03/2022

    Kính hiển vi quang học của GS.TS Nguyễn Thị Hiền

    Chiếc kính hiển vi được Giáo sư lưu giữ từ năm 1989 đến ngày 19-3-2014 tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

  • 11:56 - 03/03/2022

    Đề tài cửa van cánh cửa tự động của GS Trương Đình Dụ

    Đầu những năm 20-30 của thế kỷ trước, người Pháp đã xây dựng một số cửa cống giúp “thoát lũ, ngăn triều”, trong đó có cửa cống ở Bến Thủy, Nghệ An. Đây là một công trình khá hiện đại, cống có 3 cửa van, khi lũ trên thượng nguồn đổ về, áp lực nước dâng cao nên cửa van tự mở. Tuy nhiên, khi nước thoát hết thì cửa van không thể tự đóng lại.

  • 11:37 - 03/03/2022

    Con dao mổ từ những năm 50 của thế kỷ trước

    Dao mổ được Phó giáo sư Phạm Văn Phúc sử dung từ năm 1950 -1954, sau đó được lưu giữ như một kỷ niệm trong quá trình công tác.

  • 10:57 - 03/03/2022

    Máy chiết xuất tinh dầu tự chế của Phó giáo sư Văn Ngọc Hướng

    Năm 1964, ông Văn Ngọc Hướng tốt nghiệp và được giữ lại công tác tại khoa Hóa, trường ĐH Tổng hợp. Kể từ đó ông tập trung nghiên cứu về tinh dầu, hương liệu và các hợp chất chống ung thư, HIV, thuốc kháng khuẩn từ cây thuốc dân tộc.

  • 10:45 - 26/07/2022

    Bộ kim thử vàng của PGS.TS Đào Hữu Vinh

    Đây là bộ kim thử vàng PGS.TS Đào Hữu Vinh được tặng sau khi hoàn thành việc tham gia nghiên cứu mạ vàng chữ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” trên Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1975.

  • 14:37 - 02/03/2022

    Giáo sư Dương Học Hải và luận án phó tiến sĩ

    Đây là cuốn luận án phó tiến sĩ đặc cách của GS.TS Dương Học Hải với đề tài Nghiên cứu sự phân bố ẩm và nhiệt trong nền đường ô tô với điều kiện vùng đồng bằng miền Bắc nước ta, được bảo vệ tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, năm 1977.

  • 14:28 - 02/03/2022

    Giấy chứng nhận của GS.TSKH Nguyễn Xuân Phách

    Đây là Giấy chứng nhận thực tập sinh tại Học viện Quân y Kirov, Liên Xô của TS Nguyễn Xuân Phách, năm 1970.