Lịch sử phát triển

Ý tưởng thành lập một Trung tâm có chức năng nghiên cứu, bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam mà hạt nhân là Công viên các nhà khoa học mang đậm nét dân tộc và thời đại là của những người sáng lập ra Bệnh viện MEDLATEC với mong muốn bày tỏ lòng tri ân và nghĩa tôn sư trọng đạo đối với các thầy cô giáo và các bậc tiền bối.

Công viên các nhà khoa học sẽ là một công viên văn hóa – khoa học đáp ứng nhu cầu của quảng đại nhân dân, của khách du lịch, của thế hệ trẻ thông qua việc trưng bày, giới thiệu cuộc đời và những đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam kết hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch văn hóa – lịch sử.

Các dấu mốc lịch sử

Năm 2008, UBND tỉnh Hoà Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư số 2512100008 ngày 24-4-2008 cho Dự án xây dựng Công viên các nhà khoa học tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình với diện tích 20ha; Văn phòng đại diện tại Hà Nội được thành lập, có trụ sở tại số nhà 20C ngõ 76 phố An Dương, Hà Nội.

Ngày 18-6-2008, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 25.04.000134 của UBND tỉnh Hoà Bình.

Ngày 24-8-2008, Hội đồng cố vấn được thành lập gồm 20 nhà khoa học có uy tín do GS.VS, TSKH Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục làm Chủ tịch nhằm giúp Trung tâm định hướng hoạt động để ngày càng phát triển.

Ngày 27-9-2008, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam, với hạt nhân là Công viên Di sản các nhà khoa học đã chính thức khởi động cùng với Hội nghị ra mắt Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam được tổ chức với sự tham dự của hơn 100 nhà khoa học.

Năm 2010, Trung tâm tổ chức lễ tiếp nhận bộ sưu tập tài liệu – hiện vật đầu tiên của GS.TSKH Nguyễn Văn Nhân (Y học). Bắt đầu vận hành website: cpd.vn, cổng thông tin dữ liệu về các nhà khoa học Việt Nam

Sau hơn 2 năm hoạt động, ngày 12-1-2011 Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn di sản Tiến sĩ Việt Nam chính thức đổi tên thành Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Trung tâm) theo giấy phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Trung tâm xuất bản tập 1 bộ sách “Di sản ký ức của nhà khoa học”. Tiếp nhận đoàn sinh viên thực tập đầu tiên của trường ĐH Văn hóa Hà Nội.

Năm 2012, Trung tâm thực hiện chuyến nghiên cứu sưu tầm đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu việc mở rộng nghiên cứu, sưu tầm tư liệu của các nhà khoa học phía Nam. Xuất bản cuốn sách ảnh đầu tiên về 5 nhà Y học Việt Nam.

Năm 2014, khai trương trưng bày đầu tiên “Khát vọng học hỏi và sáng tạo”. Ra mắt tập 1 bộ sách “Những câu chuyện hiện vật”.

Năm 2016, mở cửa đón khách tham quan tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Năm 2017, khai trương triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh của GS.TS Bùi Khánh Thế (ngôn ngữ học).

Năm 2018, Trung tâmỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, của UBND Thành phố Hà Nội và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Đây cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên hợp tác với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện trưng bày “Cháy mãi những đam mê”.

Năm 2019, lần đầu tiên Trung tâm hợp tác với VTV thực hiện seri phim tài liệu về các nhà khoa học Việt Nam. Đồng thời khai trương trưng bày “Chuyện nghề Địa chất”, một trong những chuỗi trưng bày chuẩn bị cho việc xây dựng bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *