Câu chuyện bắt đầu từ năm 2005, GS Phạm Đức Dương kể: trong một chuyến sang công tác tại Lào theo lời mời của đồng chí Xốm Cốt, Hiệu trưởng trường Đại học Quốc gia Lào, tôi đã gặp anh Phim Mạ Chắc Bua Ngân, con nuôi của cố Chủ tịch nước CHDCND Lào – Phumi Vông Vi Chít. Được biết, lúc sinh thời, cố Chủ tịch Phumi Vông Vi Chít khuyên Bua Ngân nên sang Việt Nam làm luận án Tiến sĩ. Năm 2004, Bua Ngân sang Việt
Phim Mạ Chắc Bua Ngân, sinh năm 1959 tại thủ đô Viêng Chăn, là cán bộ nghiên cứu của Viện Nghệ thuật Quốc gia Lào. Bua Ngân đã chọn đề tài: “Nghệ thuật tạo hình ngôi chùa Lào ở thủ đô Viêng Chăn” cho luận án Tiến sĩ của mình. Anh là một họa sĩ nên có cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật tạo hình. Anh lớn lên tại Viêng Chăn nên có nhiều hiểu biết về ngôi chùa ở đây và có thể giải mã được cảm thức của người Lào thông quan nghệ thuật tạo hình. Tuy nhiên, với nghiên cứu sinh nước ngoài đến Việt
Những khó khăn về mọi mặt khiến cho thời gian nghiên cứu sinh viết luận án cũng kéo dài. Bên cạnh đó, điều kiện gia đình khó khăn cũng ảnh hưởng nhiều đến tiến độ của anh: Gia đình Bua Ngân vốn đông con, lại đang ở tuổi ăn học, để cho chồng đi làm luận án Tiến sĩ ở Việt Nam, vợ của Bua Ngân đã phải chạy chợ hàng ngày để nuôi con và dành tiền cho chồng ăn học. Ở Việt
Việc viết luận án cũng là một quá trình vô cùng gian nan. Với vốn tiếng Việt không thật phong phú, anh rất khó trong việc trình bày các luận điểm của mình về đề tài nghiên cứu. Cuối cùng, GS Phạm Đức Dương phải gợi ý cho anh là nếu viết tiếng Việt không hết ý thì hãy viết bằng tiếng Lào, sau đó dịch sang tiếng Việt. Sau khi dịch xong thì nhờ những người khác xem và góp ý thêm cho hoàn chỉnh. Bằng cách đó, anh đã mất gần hai năm để viết và chỉnh sửa luận án. Đó là những ngày tháng mà hai thầy trò anh lao tâm khổ tứ nhiều nhất.
Sau bao nhiêu công sức, ngày cả gia đình anh chờ đợi cũng đến: chiều ngày 25-10-2010 vừa qua, luận án Tiến sĩ mã số 6221 20 01 của nghiên cứu sinh Phim Mạ Chắc Bua Ngân với đề tài “Nghệ thuật tạo hình ngôi chùa Lào ở thủ đô Viêng Chăn” được tổ chức bảo vệ cấp Nhà nước tại Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam. Bản luận án được Hội đồng đánh giá tốt. Nhưng theo GS Dương: Thành công của bản luận án còn là sự kiên trì, ý chí khắc phục và niềm say mê với khoa học của nghiên cứu sinh, một người đã can đảm vừa học ngoại ngữ, vừa viết luận án bằng ngoại ngữ ấy. Đối với tôi, anh là một nghiên cứu sinh đặc biệt.
Bùi Minh Hào