GS Trần Văn Nhung cho biết: Tại buổi trao học hàm cho 71 GS và 507 PGS năm 2010 vừa qua ở Văn Miếu Quốc Tử Giám – nơi có 82 bia tiến sĩ được UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới, bà Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao hoạt động của HĐCDGSNN Việt Nam. Hiện nay, đây là nơi duy nhất lưu giữ hồ sơ khoa học tiêu biểu nhất của gần 1500 GS và 8000 PGS Việt Nam, kể từ năm 1945 đến nay. Như vậy, tỉ lệ GS và PGS trên số dân không phải là lớn. Hơn nữa, trong số GS ít ỏi đó, chỉ còn khoảng 1/3 đang đóng góp tích cực cho khoa học, số còn lại hoặc đã mất, hoặc già yếu không còn khả năng nghiên cứu. Tuy nhiên, di sản khoa học mà họ để lại là vô cùng quý giá, cần được khai thác và bảo tồn.
Trân trọng những đóng góp thầm lặng của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong việc nghiên cứu và bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam, GS Trần Văn Nhung đề nghị trong thời gian tới, Trung tâm và HĐCDGSNN cần có kế hoạch phối hợp hoạt động vì mục đích chung là nghiên cứu bảo tồn di sản các nhà khoa học Việt Nam. Một ngày gần đây, khi hai bên thu xếp được, đại diện HĐCDGSNN sẽ sang thăm Công ty Medlatec và Trung tâm, nhân đó hai bên sẽ cùng trao đổi về kế hoạch phối hợp hoạt động.
Đại tá Trần Ngọc Ánh, công tác viên của Trung tâm, trao đổi cùng GS.TSKH Trần Văn Nhung
Ảnh từ trái sang phải: PGS.TS Đỗ Tất Ngọc, ông Nguyễn Khắc Cơ, GS.TSKH Trần Văn Nhung, Đại tá Trần Ngọc Ánh.
GS.TSKH Trần Văn Nhung giới thiệu tư liệu các nhà khoa học lưu giữ tại HĐCDGSNN.
PGS.TS Đỗ Tất Ngọc giới thiệu danh mục hồ sơ GS, PGS Việt Nam
Nguyễn Thị Trâm