Với kinh nghiệm đã có khi tiến hành phỏng vấn những cựu Tú sinh (những học sinh đã tốt nghiệp Tú tài) được đào tạo dưới nền giáo dục Pháp thời kỳ 1945 – 1954, là những đối tượng trong đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Giáo dục học mà chị Phương đang thực hiện, những điều mà chị chia sẻ liên quan trực tiếp với công việc nghiên cứu của Trung tâm.
Theo chị Phương, để có đươc thành công trong phỏng vấn với các đối tượng này đòi hỏi người phỏng vấn phải có kiến thức tổng hợp về nhiều chuyên ngành khác nhau như Lịch sử, Tâm lý học, Ngôn ngữ học và Xã hội học, kết hợp với những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu thực tế của mình. Những bước thao tác chủ yếu trước khi thực hiện phỏng vấn được chị đưa ra là:
– Lựa chọn đối tượng phỏng vấn.
– Lựa chọn phương thức phỏng vấn.
– Chuẩn bị bản hướng dẫn phỏng vấn.
– Khuôn khổ buổi phỏng vấn.
– Diễn tiến của buổi phỏng vấn.
– Phân tích nội dung phỏng vấn.
– Phân tích, nghiên cứu văn bản.
– Phân tích chủ đề,…
– Thu thập lời chứng.
– Các công cụ thu thập lời chứng.
– Phương pháp lập bảng hỏi phỏng vấn
Trong cuộc trao đổi cả hai bên cùng nêu những khó khăn, thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của mình, như: người phỏng vấn quá trẻ, kiến thức xã hội, lịch sử hạn hẹp, kinh nghiệm cuộc sống còn ít; khả năng xử lý tình huống khi phỏng vấn còn chậm chạp, thiếu kỹ năng tập trung đối tượng phỏng vấn vào những nội dung đã chuẩn bị,…và kinh nghiệm giải quyết của mỗi cá nhân. Những cuộc trao đổi học tập như thế này thật là bổ ích đối với các cán bộ nghiên cứu trẻ.
Nguyễn Thanh Hóa