Nhớ cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu

Năm 1959, khi Phan Văn Hạp đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Tổng hợp, ông và một số cán bộ giảng dạy trong trường đã được nghe GS Tạ Quang Bửu (lúc này đang là Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa) trình bày một xemina về “Lý thuyết hàm suy rộng”, chính phong cách trình bày thuyết phục, chỉ ra những điểm mới trong kiến thức toán học của GS Bửu đã khuyến khích và định hướng cho những học trò như ông trong con đường toán học.

 

GS.TS Phan Văn Hạp (bên trái) cùng nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các Nhà khoa học Việt Nam

Sau này, khi về công tác tại trường Đại học Tổng hợp, GS Phan Văn Hạp càng có điều kiện tiếp xúc với GS Tạ Quang Bửu trong nhiều cương vị khác nhau. Nói về GS Tạ Quang Bửu, GS Hạp khẳng định: “Trong giới khoa học, nhiều người phục ông không phải vì bằng cấp mà vì ông là một người có hiểu biết uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, thường xuyên trau dồi kiến thức, không có ngày nào ông không vào thư viện, tất cả các góc trong thư viện trường Đại học Bách khoa, Đại học Tổng hợp ông đều thuộc lòng. Ngoài ra, ông còn biết tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc. Tất cả các yếu tố, điều kiện đều đầy đủ ở con người đó”.

 Nguyễn Thúy Tiềm