Gặp gỡ nhà nghiên cứu Tôn giáo





Năm 1976 Nguyễn Hồng Dương đang công tác tại Đồn biên phòng 41 công an vũ trang tỉnh Ninh Bình, được bộ trưởng Phạm Hùng cử đi thi vào khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian học tại đây, Nguyễn Hồng Dương được sự dìu dắt, hướng dẫn trực tiếp của thầy Phan Đại Doãn[1], nên đã sớm chọn cho mình hướng nghiên cứu riêng là: Công giáo và làng Công giáo ở Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Hồng Dương trong buổi làm việc
  với NCV của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, ngày 4-3-2016

Năm 1981, khi đang giảng dạy tại Đại học An ninh Nhân dân[2] ông được Trung tướng Trần Quyết[3] tư vấn nên chọn Tôn giáo để nghiên cứu. Kể từ đó đến nay, Nguyễn Hồng Dương đi sâu nghiên cứu Thiên chúa giáo và đã có nhiều công trình nghiên cứu nhận được nhiều phản hồi tích cực như: sách “Công giáo trong Văn hóa Việt Nam”, “Nếp sống Đạo của người Công giáo Việt Nam”…

Trong quá trình nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương đã dành nhiều thời gian đi thực tế địa phương. Ông cho biết, mỗi chuyến đi đều để lại trong ông nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhận thấy nghiên cứu về Tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng không hề đơn giản, PGS.TS Nguyễn Hồng Dương luôn xác định, để nghiên cứu có chất lượng thì người nghiên cứu phải có kiến thức chuyên môn và hiểu đầy đủ về cuộc sống, cũng như đức tin của các tín đồ. Với ông, công việc nghiên cứu này thật thú vị. 

Lường Lâm Quỳnh
 

[1] GS Phan Đại Doãn sinh năm 1936 tại Nghệ An, ông là một trong giáo sư đầu ngành về Làng xã Việt Nam thời phong kiến.

[2] Nay là Học viện An ninh Nhân dân.

[3] Khi đó là Thứ trưởng Bộ Công an.