Khó có thể ngờ người thầy giáo, thầy thuốc ấy đã từng chung sống với bệnh lao được coi là một trong “tứ chứng nan y” suốt từ thời còn là sinh viên năm thứ hai trường ĐH Bách khoa HN. Mặc dù mắc bạo bệnh nhưng ông vẫn luôn nỗ lực và đạt kết quả cao trong học tập. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp đại học (năm 1966), ông Đỗ Ngọc Cử được giữ lại làm giảng viên tại bộ môn Hóa cơ, khoa Hóa của trường.
Năm 1969, ông đã quay lại học nghề thuốc
Ông tâm niệm, một người thầy giáo cần phải có trình độ, phải biết chọn lựa cách dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh; đồng thời còn là quan tòa công minh để đánh giá và cho điểm học sinh. Vì vậy, tại bộ môn Hóa cơ vẫn truyền ngôn câu “Nhất Cử, nhì Xoa[1]” – phản ánh sự nghiêm khắc của ông với học trò.
Từ năm 1986 đến nay, PGS.TS Đỗ Ngọc Cử không chỉ chữa bệnh cho bản thân và gia đình, ông còn được nhiều bệnh nhân tìm đến để chữa bệnh. Sau khi nghỉ hưu (năm 2002), ông dành thời gian để chuyên tâm nghiên cứu về thuốc. Ông tâm sự: Đối với người thầy thuốc, điều quan trọng nhất là có tâm với người bệnh, chữa bệnh cứu người chứ không phải vì đồng tiền.
Lê Thị Hằng
———–
[1] Ông Trần Xoa, nguyên cán bộ giảng dạy bộ môn Hóa cơ, khoa Hóa, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.