Bước đầu tiếp nhận tư liệu của PGS.TS Trần Mạnh Chí





Đó là chiếc đèn pin, người bạn đồng hành cùng bác sĩ quân y Trần Mạnh Chí trong những đêm hành quân gian khổ, đồng thời cũng là công cụ chiếu sáng quan trọng để ông thực hiện các ca phẫu thuật cho thương bệnh binh suốt dọc đường Trường Sơn những năm 1968-1972; tập thơ Khát vọng của ông do Nxb Văn học ấn hành năm 2011; tập thơ Trăng rừng, Nxb Văn học, năm 2013…

PGS.TS Trần Mạnh Chí kể về chiếc đèn pin – kỷ niệm Trường Sơn những năm 1968-1972

 Cũng trong buổi làm việc, PGS.TS Trần Mạnh Chí đã chia sẻ về “duyên nợ” của mình với ngành phẫu thuật thần kinh, từ khi còn là một y tá của Trung đoàn Sông Lô cuối năm 1949. Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường Sỹ quan Quân y (nay là Học viện Quân y), ông trở thành bác sĩ điều trị của khoa Phẫu thuật thần kinh, Viện Quân y 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103). Từ đó cho đến khi nghỉ hưu (năm 1998), ông vẫn tiếp tục khẳng định con đường chuyên môn của mình. Trần Mạnh Chí là một trong những người tiên phong xây dựng khoa Phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện Quân y 103. Năm 1985, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ về đề tài “Lâm sàng và điều trị ngoại khoa động kinh muộn do vết thương sọ não”. Đặc biệt ông có trên 40 năm giảng dạy, đào tạo các thế hệ bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh của Học viện Quân y.

Lê Thị Hằng

_____________

* PGS.TS Trần Mạnh Chí, chuyên ngành Y học, nguyên Viện trưởng Bệnh viện Quân y 103.