Kinh nghiệm của một thầy giáo địa chất





Hơn 40 năm giảng dạy chuyên ngành Địa chất tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (sau là trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), cùng với công tác giảng dạy, đào tạo, PGS Chu Văn Ngợi đã tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Ông là chủ nhiệm 8 đề tài cấp Bộ và Đại học Quốc gia, một đề tài cấp Nhà nước, cùng hàng chục đề tài khoa học với tư cách thành viên. Trong đó có những đề tài tiêu biểu do ông Chủ nhiệm như: Đặc điểm biến dạng các khối phân cắt bắc Kontum (1998-2000), Nghiên cứu tai biến địa môi trường trong phạm vi lưu vực sông Đáy (2001-2003), Nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa công trình và địa môi trường khu vực cửa sông ven biển tỉnh Nam Định (2007-2009)

PGS.TS Chu Văn Ngợi, tháng 11-2016

PGS.TS Chu Văn Ngợi chia sẻ, trong quá trình thực hiện các đề tài nghiên cứu, bên cạnh trình độ chuyên môn, tài liệu nghiên cứu tham khảo thì quan trọng nhất đối với một nhà nghiên cứu địa chất là phải được khảo sát tại thực địa. Với những trải nghiệm qua quan sát thực tế, mô tả quy mô điểm khảo sát, chụp ảnh, vẽ hình minh họa và luận giải các quá trình địa chất đang xảy ra…, đã giúp ông có được những bài giảng phong phú, sinh động khi truyền thụ kiến thức cho các thế hệ sinh viên theo đuổi ngành Địa chất.

Lê Nhật Minh

 


 * PGS.TS Chu Văn Ngợi sinh năm 1948 tại Bắc Giang, nguyên Chủ nhiệm khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (2003-2008).