Dù mới gặp lần đầu, lại hoạt động ở hai lĩnh vực khác nhau (một người làm bảo tàng, lịch sử, còn một người nghiên cứu về vật lý), nhưng buổi gặp gỡ của thầy, cô trở nên vô cùng thân mật. PGS Nguyễn Văn Huy mở đầu câu chuyện bằng việc giới thiệu chức năng, nhiệm vụ và hệ thống lưu trữ của Trung tâm. Rồi thầy kể về quá trình đến với nghiên cứu về lưu trữ và bảo tàng của mình. Trong câu chuyện trao đổi giữa hai thầy cô, cả một thời kỳ lịch sử như hiện ra trước mắt chúng tôi. Đó là những câu chuyện kể về thời cuộc, về chuyện nghiên cứu trong điều kiện thời bao cấp, chuyện đổi mới trong nghiên cứu kể từ khi Mỹ bỏ cấm vận năm 1994, chuyện về những khó khăn trong việc xin cấp visa để sang các nước phương Tây vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Và đặc biệt là những câu chuyện nghiên cứu và làm bảo tồn, bảo tàng ở thế kỷ XXI… Đúng như PGS Nguyễn Văn Huy vẫn thường nói: lịch sử của đất nước bắt đầu từ lịch sử gia đình và lịch sử cá nhân.
Trong buổi đến tham quan Trung tâm, PGS Lê Thị Trọng Tuyên gặp những tài liệu của nhiều đồng nghiệp mà bà quen biết như: PGS Hồ Chín, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu… Bà bày tỏ sự ngưỡng mộ trước việc làm của Trung tâm và hứa sẽ tham gia hết mình vào công việc Trung tâm đang thực hiện. Bà cũng mong công việc của Trung tâm lan tỏa được rộng hơn để ngày càng có nhiều người biết đến và tham gia.
PGS.TS Lê Thị Trọng Tuyên rất vui khi đến thăm
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu hệ thống lưu trữ của Trung tâm Di sản
với PGS.TS Lê Thị Trọng Tuyên
thăm nơi làm việc của phòng Kiểm kê – Bảo quản
và chụp ảnh kỷ niệm với cán bộ Trung tâm Di sản
Hoàng Phượng