Gặp PGS.TS Mạc Đường – Nhà khoa học ”ngủ cùng sách”





Dù sức khỏe không tốt nhưng PGS.TS Mạc Đường đã dành một buổi sáng làm việc với chúng tôi. Ký ức về những ngày đầu bước chân vào nghề dân tộc học vẫn vẹn nguyên trong ông với những chuyến điền dã “nhớ đời” cùng nhà nghiên cứu Lã Văn Lô, ông Phan Hữu Dật, Đặng Nghiêm Vạn…, chuyện về chiếc máy ghi âm hiệu Tesla nặng 5 kg, chuyện đi nghiên cứu sinh Liên Xô,… Đặc biệt, PGS.TS Mạc Đường vẫn còn giữ được nhiều cuốn sách là cẩm nang theo suốt chặng đường nghiên cứu của ông như: “Manuel d’Ethnographie” (của Marcel Mauss), “Dictionaire de l’Ethnologie” (của Michel Panoff, Michel Pernin), “Văn hóa nguyên thủy” (tiếng Nga, của Tolstov),…

PGS.TS Mạc Đường giới thiệu một tài liệu quý từ năm 1968 về Tiểu vùng đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Mạc Đường bên giá sách về dân tộc học và nhân học của ông

Dường như chúng tôi quên cả thời gian khi nghe PGS.TS Mạc Đường kể về công trình “Lịch sử kháng chiến Nam bộ” mà ông tham gia và hoàn thành theo chỉ đạo của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Công trình này thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận mới – viết lịch sử dựa trên ký ức của những người trong cuộc.

Những gửi trao, tâm tình giữa PGS.TS Mạc Đường và PGS.TS Nguyễn Văn Huy

trong việc sưu tầm và bảo tồn di sản các nhà khoa học

Được biết Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam vừa tổ chức thành công lễ tiếp nhận tài liệu của GS.TS Nguyễn Ngọc Giao, ông rất tiếc không thể tham dự vì lí do sức khỏe. PGS.TS Mạc Đường hoàn toàn ủng hộ Trung tâm với kế hoạch chuẩn bị tổ chức tiếp nhận tài liệu hiện vật của các nhà khoa học ngành dân tộc học và nhân học, trong đó có ông, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam