Thông qua hai ấn phẩm “Di sản ký ức của nhà khoa học” và “Câu chuyện hiện vật”, TSKH Phan Xuân Dũng đã biết đến các hoạt động của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam từ lâu. Hồi tháng 4-2018 vừa qua, ông có dịp gặp cán bộ Trung tâm tại lễ ra mắt cuốn sách “GS.TSKH Vũ Đình Cự – cả đời cống hiến”. Đặc biệt, qua câu chuyện kể của GS.TS Nguyễn Anh Trí – Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn của Trung tâm trong giờ giải lao tại một phiên họp Quốc hội, đã thôi thúc TSKH Phan Xuân Dũng sắp xếp thời gian đến thăm Trung tâm.
Tận mắt chứng kiến hoạt động của cán bộ nhân viên Trung tâm tại Trụ sở làm việc, số 26, phố Nghĩa Dũng, Hà Nội, TSKH Phan Xuân Dũng chia sẻ: “Tôi thật sự ngỡ ngàng, thán phục trước công việc mà các bạn đang thực hiện. Đây là những “báu vật” của quốc gia sẽ giúp thế hệ trẻ học hỏi thế hệ đi trước, để có niềm tin trở thành nhà khoa học, và cũng từ những “báu vật” này mà viết nên lịch sử khoa học của dân tộc Việt Nam". Ông hẹn một ngày gần nhất sẽ đến tham quan Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình và giới thiệu cho các đồng nghiệp tìm hiểu về Trung tâm.
GS.TS Nguyễn Anh Trí giới thiệu cuốn nhật ký của một NKH, được viết từ đầu những năm 50
với TSKH Phan Xuân Dũng (phải)
TSKH Phan Xuân Dũng tìm hiểu công tác bảo quản, lưu giữ tài liệu
của các nhà khoa học tại kho Tài liệu giấy
Tại kho Hiện vật khối, nơi bảo quản các kỷ vật của nhà khoa học đã hiến tặng Trung tâm
và thăm cán bộ nhân viên phòng Nghiên cứu sưu tầm
TSKH Phan Xuân Dũng cho rằng cán bộ nhân viên Trung tâm là đội ngũ các bạn trẻ rất "lạ", vì "các bạn có tình yêu vô bờ bến với tài liệu hiện vật, hàng ngày thủ thỉ với chúng mà quên cả bản thân mình"
Tham quan Laboratory của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, TSKH Phan Xuân Dũng đánh giá cao hệ thống xét nghiệm kỹ thuật cao tại đây
Bích Phương