Được mệnh danh là nhà Huế học am tường uyên thâm và có nhiều đóng góp cho nghiên cứu văn hóa lịch sử, phát triển du lịch của Huế, song nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân chỉ đơn giản nhận mình là "người cầm bút xứ Huế". Truyền cảm hứng cho lứa trẻ chúng tôi, ông cho biết: "Việc đầu tiên, quan trọng nhất khi đã nghiên cứu là phải quyết tâm, kiên trì theo đuổi đến cùng". Điều đó đã thể hiện bằng cả cuộc đời nghiên cứu của ông với hơn 30 năm tìm dấu tích lăng mộ của vua Quang Trung, có những lúc tưởng chừng bế tắc không tìm được hướng giải quyết. Thậm chí, có một chi tiết trong tài liệu mà hơn chục năm ông mới tìm được tư liệu gốc để chứng minh.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong buổi giao lưu,chia sẻ kinh nghiệm với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam,12-2018
Với lối kể chuyện đầy cuốn hút, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân còn chia sẻ về cách sử dụng tư liệu, nghệ thuật phỏng vấn đối tượng nghiên cứu, cách sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho một vấn đề. Hơn hai giờ đồng hồ giao lưu, trao đổi, nhà nghiên cứu kỳ cựu dường như dốc hết bầu kinh nghiệm truyền dạy cho lứa trẻ chúng tôi. Thật may mắn vì chúng tôi được nghe những câu chuyện này.
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam xin cảm ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về buổi giao lưu thú vị và những đánh giá của ông về vai trò của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam trong việc giữ gìn tinh hoa của dân tộc.
Tham quan hệ thống kho lưu trữ của Trung tâm, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân tâm đắc với cách sắp xếp, bảo quản tài liệu hiện vật tại Trung tâm
Một buổi truyền cảm hứng rất bổ ích cho tập thể cán bộ Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
Giám đốc Điều hành – ThS Trần Bích Hạnh tặng nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ấn phẩm của Trung tâm
Nguyễn Thị Điệp