Chiếc kính lúp của nhà khảo cổ học





Từng đảm trách chức vụ Trưởng phòng Khảo cổ học lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học, PGS.TS Trịnh Cao Tưởng đã gắn bó với nghiên cứu về khảo cổ học trong suốt có 33 năm, ông đã tham gia hầu hết những cuộc khai quật các di chỉ văn hóa thời đồ đồng ở Phú Thọ, nghiên cứu về khảo cổ học Chăm Pa ở miền Trung và Óc Eo- Phù Nam ở Nam Bộ, các phế tích chùa ở Đồ Sơn- Hải Phòng, nền Thiền viện Trúc lâm ở Yên Tử.

Chiếc kính lúp vật dụng luôn đồng hành cùng PGS.TS Trịnh Cao Tưởng 

Phu nhân của PGS.TS Trịnh Cao Tưởng – bà Nguyễn Lệ Thi kể với chúng tôi câu chuyện liên quan đến chiếc kính lúp. Có lần, khi cả gia đình đang nghỉ trưa, ông Tưởng nhận được một cuộc điện thoại hẹn sẽ đến nhà để nhờ giám định giúp cổ vật. Khi bà Lệ Thi ra mở cửa thì thấy đó là hai chiến sĩ cảnh sát ở Bắc Giang, họ đến nhờ PGS.TS Trịnh Cao Tưởng giám định bức tượng Phật Cửu Long để phục vụ cho quá trình điều tra việc làm giả cổ vật của một vụ án ở Hiệp Hòa, Bắc Giang. Với kinh nghiệm chuyên môn cùng chiếc kính lúp trên tay, ông Trịnh Cao Tưởng đã xem xét kỹ bức tượng rồi chỉ ra những điểm quý giá của bức tượng mà người ta không thể làm giả hay tráo đổi được…

Chiếc lúp của PGS.TS Trịnh Cao Tưởng được trưng bày tại vào Triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” từ ngày 14-7-2020. Để lắng nghe nhiều hơn những câu chuyện về chiếc kính lúp này, kính mời quý vị tới tham quan và thưởng lãm trưng bày tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Bùi Thị Đảm