“Học phải tìm đến gốc”

Trong kháng chiến chống Pháp, vùng quê Thái Thụy (Thái Bình) nằm trong vùng tạm chiếm, gia đình Nguyễn Duy Hạnh không có điều kiện cho ông lên Việt Bắc hoặc vào khu IV học tập. Vì vậy, lên cấp 2 ông phải tự học ở nhà thông qua sách vở mượn của bạn bè (1950-1954)

Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông đăng ký vào học trường cấp 3 Lý Thường Kiệt nhưng không được do thiếu học bạ tốt nghiệp cấp 2, ông xin vào một trường tư thục ở Hà Nội để học. Năm 1956, ông thi đỗ Tú tài Toán học. Cùng năm đó, ông thi đỗ và trở thành sinh viên khoá I ngành Thủy lợi, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Duy Hạnh chia sẻ về quá trình tự học phổ thông từ 1950 đến 1954

Bằng sự nỗ lực trong học tập và nghiên cứu ông đã xuất bản nhiều công trình về thủy lợi, thủy điện như: Trạm thủy điện, Thiết kế công trình thủy điện vừa và nhỏ, Thiết kế thủy điện vừa và nhỏ, Tủ sách công trình thủy lợi (tập 5), Công trình thủy điện,…

Khi chia sẻ về phương pháp học PGS.TS Nguyễn Duy Hạnh cho biết "Học phải tìm đến gốc, cái gì cũng phải tìm đến nơi và phải giải ra được vấn đề". Tấm gương tự học của PGS Nguyễn Duy Hạnh sẽ là một trong nhiều câu chuyện được Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam kể cho các thế hệ học sinh khi đến tham quan Bản tàng.

Nông Thị Thúy Nga