Tháng 9-1953, Lê Lương Tề tốt nghiệp trường cấp 3 Nguyễn Thượng Hiền – trường từ Liên khu III sơ tán về làng Ngò, xã Thiệu Minh, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa.
Cuối tháng 7-1954, sau khi kết thúc chỉnh huấn của Bộ Quốc gia giáo dục[1] (lúc đó đóng tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang), ông đã tham gia và vượt qua đợt kiểm tra văn hóa của Bộ (gồm các môn toán, văn, hóa, sinh học), đủ tiêu chuẩn được cử đi học tại Liên Xô.
Tháng 9-1954, đoàn du học sinh Việt
Đầu năm 1959, Lê Lương Tề được Viện sĩ thống tấn Dunin Mikhail (lúc đó là Chủ nhiệm bộ môn Bệnh cây, Học viện Nông nghiệp Timiriazep) cử đi thực tập tại Viện Nghiên cứu ngô tại Kherson, Liên Xô. Trước khi lên đường, ông được thầy Dunin tặng một chiếc kính lúp cầm tay nhãn hiệu Opticolvte (sản xuất tại Liên Xô), với độ phóng đại 10x, để sử dụng trong quá trình thực tập. Chiếc kính lúp của thầy Dunin trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho ông trong việc chuẩn đoán, xác định triệu trứng của bệnh ung thư ngô trên đồng ruộng và phòng thí nghiệm.
Tháng 8-1960, ông về nước và được phân về giảng dạy tại Học viện Nông lâm[4]. Trong giai đoạn 1960-1975, ông tiếp tục sử dụng chiếc kính lúp của thầy Dunin cho để phát hiện các triệu chứng của nhiều bệnh trên cây trồng như bệnh bạc lá lúa, bệnh giác ban bông…, đồng thời hướng dẫn thực hành cho sinh viên ngành Bảo vệ thực vật. Từ sau năm 1975, sau khi tìm mua được một chiếc kính lúp mới có độ phóng đại trên 40x, ông không sử dụng chiếc kính của thầy Dunin nữa, nhưng vẫn giữ làm kỷ niệm.
Ngày 16-12-2017, ông tặng chiếc kính lúp trên cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt