Năm 1964, sau khi tốt nghiệp trường cấp III Ngô Sĩ Liên ở Bắc Giang, ông Hoàng Ngọc Thuận thi đỗ vào khoa Trồng trọt, trường ĐH Nông nghiệp I. Tại đây, ông được thầy Trần Thế Tục giảng dạy môn cây ăn quả và hướng dẫn hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển cây chuối tiêu. Tốt nghiệp đại học, ông Hoàng Ngọc Thuận được cử tham gia đoàn chỉ đạo sản xuất của Bộ Nông nghiệp ở hai tỉnh Cao Bằng và Hà Bắc. Cuối năm 1973, nhờ sự giúp đỡ của ông Đường Hồng Dật[1] và ông Hoàng Đức Phương – lúc đó đang giữ chức Chủ nhiệm khoa Trồng Trọt, trường ĐH Nông nghiệp II, ông xin chuyển công tác về trường Nông nghiệp II. Với những đóng góp cho trường, sau hơn 6 năm công tác ông được cử đi thi nghiên cứu sinh.
Năm 1984, ông Hoàng Ngọc Thuận về nước sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại trường ĐH Nông nghiệp Á nhiệt đới Gruzia[2]. Lúc này, trường ĐH Nông nghiệp II đã gộp với trường Cao đẳng Nông lâm Huế thành trường ĐH Nông nghiệp II Huế[3] và chuyển cơ sở vào Huế. Nhưng vì lý do gia đình, không thể vào Huế công tác, nên ông Hoàng Ngọc Thuận đã xin chuyển công tác về trường ĐH Nông nghiệp I. Tháng 5-1985, ông bắt đầu nhận công tác ở khoa Trồng trọt, trường ĐH Nông nghiệp I. Tại đây, ông trở thành đồng nghiệp của GS Trần Thế Tục, tình cảm thầy trò càng trở lên gần gũi hơn.
Lúc này, ông Trần Thế Tục được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh. Trong suốt 24 năm (1962 – 1985), ông Trần Thế Tục đã điều tra, nghiên cứu cây ăn quả ở hầu hết các tỉnh trên đất nước Việt Nam để chuẩn bị cho đề tài Nghề trồng cây ăn quả ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu bao gồm cây ăn quả trong vườn nhà, vườn đồi, ở nương rẫy, và cả một số cây hoang dại hoặc bán hoang dại dùng làm gốc ghép cho cây ăn quả.
Khi sang Liên Xô, trong quá trình viết luận án, ông Trần Thế Tục thấy thiếu nhiều ảnh liên quan đến nội dung luận án, mà ông không thể trở về Việt
Trước khi bảo vệ luận án, ông Trần Thế Tục phải nhờ ông Hoàng Ngọc Thuận giúp lần nữa. Cụ thể, để bảo vệ luận án liên quan đến nông nghiệp Việt Nam, ông Tục cần mời một nhà khoa học trong nước nhận xét luận án của mình và xin xác nhận của Vụ Khoa học, Bộ Nông nghiệp. Tuy nhiên, do ông Trần Thế Tục không kịp hoàn thiện luận án để gửi về Việt Nam nên đã viết thư giới thiệu khái quát nội dung luận án cho ông Thuận và nhắn nhủ rằng: Ngoài cậu thì không ai giúp được mình cả. PGS Thuận chia sẻ: Nhận xét về một luận án mà mình chưa từng đọc là điều rất khó. Tôi phải tìm đọc một luận án ở thư viện trường cũng nghiên cứu về cây ăn quả nhưng ở phạm vi hẹp hơn để hình dung kết cấu của luận án. Đặc biệt, ông còn tham khảo nội dung cuốn sách bằng tiếng Nga Cây lâu năm miền Bắc Việt
PGS Hoàng Ngọc Thuận tự đánh máy bản nhận xét, nhân thành 2 bản, rồi xin xác nhận của GS.TS Đỗ Ánh – lúc đó đang là Vụ trưởng Vụ Khoa học và Kỹ thuật nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp. Ông đưa cho bà Cẩm Hồng – vợ ông Trần Thế Tục một bản để gửi sang Liên Xô, còn một bản ông giữ lại làm kỷ niệm. Theo ông chia sẻ, sau khi bảo vệ thành công luận án và trở về nước, GS Trần Thế Tục rất cảm kích nói rằng: Nếu không có ông thì tôi không bảo vệ được.
Bản nhận xét nói trên được PGS Hoàng Ngọc Thuận lưu giữ, đến ngày 4-3-2021 ông tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[1] Ông Đường Hồng Dật sau là Giáo sư – Tiến sĩ, từng làm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.
[2] Trường đặt tại thành phố Sukhumi, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết tự trị Abkhazia, thuộc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Gruzia, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
[3] Nay là trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế.