Chiếc vali từ thời sinh viên của PGS.TS Bùi Đức Hợi

Đây là món quà Bùi Đức Hợi (nay là PGS.TS, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận được sau khi thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa năm 1956. Ông đã sử dụng chiếc vali này kể từ đó đến khi trao tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam ngày 31-3-2018. Đối với PGS Bùi Đức Hợi, chiếc vali gợi nhớ về câu chuyện tình thân mà ông ghi nhớ suốt cuộc đời.

Bùi Đức Hợi sớm mồ côi cha khi 5 tuổi và lớn lên trong tình yêu thương của bà nội, mẹ là bà Lại Thị Lạng và bác Bùi Đức Vân (anh trai của cha). Thời kỳ học phổ thông, Bùi Đức Hợi học tốt môn toán và văn, mẹ cậu luôn mong con trai học giỏi để sau này thoát ly khỏi nghề nông. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 Nguyễn Trãi (Hà Nội), học sinh Bùi Đức Hợi thi đỗ vào khoa Hóa – Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa. Bùi Đức Hợi là người đầu tiên ở thị trấn Quảng Yên (huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa nên mẹ và gia đình cậu rất vui. Mẹ may cho Bùi Đức Hợi hai chiếc áo sơ mi. Bà nội chuẩn bị đồ ăn cho cháu mang theo nhập học. Bác Bùi Đức Vân tặng Bùi Đức Hợi một chiếc vali “nhìn rất tây” bọc da giả màu đen, có hai ngăn và tấm lót bằng vải đỏ. Nhận món quà của bác, Bùi Đức Hợi sung sướng vô cùng bởi thời điểm đó vali thông dụng đều được làm bằng gỗ, vali bọc da là thứ hàng hiếm có, khó mua.

Chiếc vali của PGS.TS Bùi Đức Hợi sử dụng từ năm 1956

Ngày nhập học, sinh viên Bùi Đức Hợi đắn đo nhiều về việc có nên mang chiếc vali đi theo? Cuối cùng, anh quyết định cất chiếc vali ở nhà, phần vì sợ mất, phần do là anh chưa dám dùng. Năm 1959, sinh viên Hợi tốt nghiệp và được giữ làm giảng viên. Nhưng 2 năm đầu ở lại trường, ông phải trải qua công tác thực tế tại các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng… Năm 1961, ông chính thức được giảng dạy. Đến lúc này, giảng viên Bùi Đức Hợi mới bắt đầu sử dụng món quà người bác tặng, chủ yếu lưu giữ tài liệu quan trọng và một số đồ dùng cá nhân. Chiếc vali đã sau hơn 60 năm sử dụng nhưng vẫn còn khá mới, chỉ có tấm vải lót bị sờn rách bởi được chủ nhân quý trọng và gìn giữ cẩn thận.

Kỷ vật quý giá này của PGS.TS Bùi Đức Hợi hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Kính mời quý vị đến tham quan Bảo tàng để có thể tìm hiểu nhiều hơn về chuyện đời, chuyện làm khoa học của PGS.TS Bùi Đức Hợi nói riêng, của các nhà khoa học Việt Nam nói chung.

Kiều Oanh

Chiếc vali từ thời sinh viên của PGS.TS Bùi Đức Hợi

Đây là món quà PGS.TS Bùi Đức Hợi (nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội) nhận được sau khi thi đỗ vào trường ĐH Bách khoa năm 1956. Ông đã sử dụng chiếc vali này kể từ đó đến khi trao tặng cho Trung tâm DSCNKHVN ngày 31-3-2018. Đối với PGS Bùi Đức Hợi, chiếc vali gợi nhớ về câu chuyện tình thân mà ông ghi nhớ suốt cuộc đời.

Bùi Đức Hợi sớm mồ côi cha khi 5 tuổi và lớn lên bằng tình yêu thương của mẹ là cụ Lại Thị Lạng, bà nội (không rõ tên) và bác Bùi Đức Vân (anh trai của cha). Thời kỳ học phổ thông, Bùi Đức Hợi học tốt môn toán và văn, mẹ cậu luôn mong con trai học giỏi để sau này thoát ly khỏi nghề nông. Năm 1956, sau khi tốt nghiệp trường cấp 3 Nguyễn Trãi (Hà Nội), học sinh Bùi Đức Hợi thi đỗ vào khoa Hóa – Thực phẩm, trường ĐH Bách khoa.

Bùi Đức Hợi là người đầu tiên ở quê thi đỗ vào trường ĐH Bách khoa nên mẹ và gia đình cậu rất vui. Mẹ may cho Bùi Đức Hợi hai chiếc áo sơ mi. Bà nội chuẩn bị đồ ăn cho cháu mang theo nhập học. Bác Bùi Đức Vân tặng Bùi Đức Hợi một chiếc vali “nhìn rất tây” bọc da giả màu đen, có hai ngăn và tấm lót bằng vải đỏ. Nhận món quà của bác, Bùi Đức Hợi sung sướng vô cùng bởi thời điểm đó vali thông dụng đều được làm bằng gỗ, vali bọc da là thứ hàng hiếm có, khó mua.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'MEDDOM MED'

Chiếc vali của PGS.TS Bùi Đức Hợi 

Ngày nhập học, Bùi Đức Hợi đắn đo nhiều về việc có nên mang chiếc vali đi theo. Cuối cùng, cậu quyết định cất chiếc vali ở nhà vì sợ mất. Năm 1959, sinh viên Hợi tốt nghiệp và được giữ làm giảng viên. Sau đó, ông phải tham gia thực tế 2 năm tại các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng… Năm 1961 ông chính thức được giảng dạy. Lúc này, ông mới bắt đầu sử dụng đến món quà người bác tặng vào việc lưu giữ tài liệu quan trọng như giấy tờ cá nhân… Nhờ được chủ nhân quý trọng cất giữ cẩn thận, sau hơn 60 năm, chiếc vali vẫn khá mới, chỉ có tấm vải lót bị sờn rách.

Kính mời quý vị tới tham quan Bảo tàng Di sản các nhà khoa học việt Nam tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình để hiểu hơn về chuyện đời, chuyện làm khoa học của PGS.TS Bùi Đức Hợi nói riêng, của các NKH Việt Nam nói chung.

Kiều Oanh