Người được chúng tôi nhắc đến ở đây tên thật là Nguyễn Xuân Đào, sau này khi lên làm việc ở Ban Văn – Sử – Địa tại Việt Bắc ông lấy bút danh là Văn Tạo. Khi nhắc tới giáo sư Văn Tạo người ta thường nghĩ tới ông như một nhà khoa học gắn liền với Viện Sử học, có nhiều đóng góp cho Viện Sử từ những ngày đầu mới thành lập. Ít người biết trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đcùng với một số trí thức khác mở một trường tư thục ở Hải Dương lấy tên là trường Phan Bội Châu. Trường đã thu hút nhiều học sinh trong tỉnh và vùng lân cận về đây học tập.
Xuất thân trong một ra đình nông dân khá giả ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, cái vùng đất mà theo ông là đất Hồng Châu có nhiều giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, nơi đã sản sinh ra nhiều con người kiệt xuất của dân tộc. Gặp phải thời loạn lạc, cha mẹ mất sớm, ở với bà nội và các chú của mình từ thuở 12 tuổi, Văn Tạo không được học hành một cách suông sẻ. Sinh ra đã yếu ớt, luôn mang trong mình bệnh tật, tưởng khó sống, nhưng nghị lực đã giúp ông vượt lên, lấy việc học tập, lao động làm niềm vui. Chính sự lạc quan đã giúp ông vươn lên mạnh mẽ.
Văn Tạo có ý định lên Việt Bắc tham gia kháng chiến từ rất sớm. Ông bày tỏ mong muốn của mình với gia đình. Nhưng vì là con một, lại sức khỏe yếu nên gia đình không cho đi. Ở lại quê hương, chàng trai này đã tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền gây dựng phong trào quần chúng. Ông đi đến từng thôn xóm, gia đình để nói chuyện, thuyết phục, giảng giải cho nhân dân về Việt minh và phong trào Việt minh…Trong quá trình hoạt động, người thanh niên trẻ tuổi này luôn suy nghĩ làm sao có thể bồi dưỡng hơn nữa dân trí cho nhân dân, dân trí cao thì tuyên truyền cách mạng mới được, dân trí thấp thì tuyên truyền cách mạng khó khăn hơn. Cuối năm 1947, ông bày tỏ suy nghĩ của mình với Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính huyện Tứ Kỳ là ông Trần Đình Long và bí thư huyện ủy ông là Nguyễn Văn Tuynh. Được sự đồng ý của lãnh đạo huyện, ông đã xúc tiến các thủ tục thành lập một trường tư thục nhằm “chấn dân khí”.
Nhưng một thanh niên chưa có bằng Diplom làm sao có thể đứng ra thành lập trường và chiêu mộ học sinh được. Để được sự đồng ý của huyện thì dứt khoát phải có một ban gồm những cử nhân, tú tài đứng ra đảm bảo. Ông đã cùng với chú ruột của mình là Nguyễn Đức Nghiêm (cũng mới chỉ có trình độ Đệ tứ) đi đến các làng lân cận, mời các ông cử, ông tú tham gia giảng dạy cho trường. Nhiều người ủng hộ, nhiều người ái ngại mà từ chối khéo không tham gia. Ông đã thuyết phục được ông cử Trần Văn Dư đứng ra với danh nghĩa Hiệu trưởng để thành lập trường tư thục. Chàng thanh niên lại nghĩ tới việc đặt tên cho trường học của mình là gì? Trong đầu ông lúc này nghĩ tới “một thiên ái quốc” yêu nước, yêu nhà: Phan Bội Châu – một sĩ phu mà từ khi sinh ra đến lúc lớn lên ông được nghe kể rất nhiều. Và cái tên Phan Bội Châu đã được đặt cho trường tư thục của ông.
Ngày đó, con em ở đây ham thích được học mà không có trường, nên khi nghe tin trường Phan Bội Châu mở cửa chiêu sinh thì kéo về rất đông. Không những học sinh trong vùng mà học sinh cả ở
Hà
Trường Phan Bội Châu được thành lập: Hiệu trưởng là ông cử Trần Văn Dư (Cử Dư), người sáng lập và kiêm giảng dạy là Văn Tạo; người tài trợ kinh phí là cụ Trịnh Thị Hoãn; các giáo viên trợ lý tổ chức và giảng dạy: Nguyễn Đức Nghiêm, Trần Hữu Thu; các giáo viên dạy Toán – Lý – Hóa – Sinh: Nguyễn Thế Đức, Nguyễn Mạnh Xí, Nguyễn Thanh; các giáo viên dạy Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ: Trịnh Quyền, Nguyễn Văn Đạm, Phong Châu; Hiệu đoàn trưởng: Phạm Lượng,….. Trường khi đó đóng ở nhà Văn chỉ của làng La Tỉnh, huyện Tứ Kỳ, ngay cạnh nhà của Văn Tạo. Lúc đầu còn khó khăn, thiếu bàn ghế, học sinh đóng được ít tiền nào thì dành đóng bàn. Tiền không đủ ông lại dùng tiền bà nội quyên góp thêm để xây dựng trường. Khó khăn hơn cả là chỗ ăn, chỗ ở cho các thầy giáo về đây dạy học. Ngôi nhà riêng của ông đã được bố trí thành nơi làm việc của Ban giám hiệu, một phòng để dành cho các thầy giáo ở, một phòng làm phòng họp
Để có thể chiêu mộ các ông cử, ông tú về dạy các bộ môn như: Pháp văn, Anh văn, Toán – Lý – Hóa, Văn học, Lịch sử, Địa lý,… Văn Tạo đã cùng với những người bạn của mình lặn lội đi về các vùng lân cận, khi thì đạp xe sang
Trường Phan Bội Châu được tổ chức khá bài bản. Ở đây có cả chi bộ đảng, tổ chức Hiệu đoàn. Trường thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện văn chương, bình thơ ca, các hoạt động thể dục, ca hát, đặc biệt là tuyên truyền chính sách kháng chiến, giáo dục tinh thần yêu nước trong học sinh, thầy giáo,… Khi đó trường dạy các kiến thức của các lớp từ đệ nhất cho đến đệ tam, bổ sung cho các học sinh những kiến thức cơ bản và khá toàn diện.
Trường mở được hai khóa, từ năm 1948 đến năm 1950, số học sinh đông đúc, lúc đông nhất lên tới 200 học sinh, hoạt động và học tập sôi nổi. Gần hết niên khóa năm 1950 thì Pháp đánh mạnh vào đồng bằng Bắc bộ, nhằm chia cắt vùng hậu phương của ta với Việt Bắc. Trường Phan Bội Châu nằm trong vùng địch càn quét, trụ sở trường bị giặc Pháp chiếm đóng làm đồn bốt. Trường giải tán, thầy trò của trường mỗi người một nơi. Khi giặc Pháp đánh về làng, nhiều thầy và trò xung phong lên vùng Việt Bắc tham gia kháng chiến. Nhiều người trưởng thành và thành danh sau này đều nhớ ơn trường Phan Bội Châu. Hiện nay người còn sống, người đã mất nhưng thầy trò của mái trường xưa vẫn thường xuyên họp mặt để ôn lại kỷ niệm của những ngày tháng gian khó nhưng đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Mặc dù chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn ngủi khoảng 2 năm nhưng trường đã góp phần vào sự nghiệp giáo dục ở Hải Dương. Tên trường Phan Bội Châu đã được dành để đặt cho một ngôi trường cấp III khác của huyện, đó cũng là niềm vui của thế hệ thầy và trò nhà trường.
Còn với Văn Tạo, tiếng gọi của thủ đô gió ngàn Việt Bắc đã đưa ông đến một chân trời mới, nơi khởi tạo con đường khoa học của mình. Như một cái duyên của cuộc đời, từ bé đã yêu Sử và khi lên Tân Trào, niềm yêu thích của ông được toại nguyện, sự nghiệp nghiên cứu Sử đã đi cùng với tên tuổi của ông – GS. Văn Tạo.
Nguyễn Thanh Hóa
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt