Năm 1964, do nhu cầu đào tạo giáo viên giảng dạy bậc Trung học ngày càng tăng, nên Bộ Giáo dục quyết định thành lập trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa (tương đương với trường Cao đẳng sư phạm hiện nay). Trường này tuyển chọn các học sinh giỏi tốt nghiệp lớp 10 ở các tỉnh để đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên dạy cấp hai. Cùng năm đó, thầy giáo Nguyễn Thái Hòa được Ty giáo dục Hà Tĩnh điều chuyển công tác từ trường Sư phạm trung cấp Hà Tĩnh lên giảng dạy môn Văn học cho trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa. Trong suốt thời gian giảng dạy tại Thanh Hóa (1964-1967) rồi chuyển sang giảng dạy trường Đại học Sư phạm Vinh (1969-1972) ông vừa hoàn thành công tác giảng dạy vừa đúc kết được 7 bài học thời chiến thông qua từng câu chuyện cụ thể.
1- Tiên học phòng thủ, hậu học văn hóa
Tháng 12-1964 vừa mới bước vào giảng dạy được vài tháng, thầy trò trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa phải sơ tán về thôn Quán Lào, xã Định Tường, huyện Yên Định, cách thị xã Thanh Hóa khoảng 40 km để tránh những đợt ném bom của không quân Mỹ. Mấy hôm sau đó, nhân chuyến công tác vào Quảng Bình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Võ Thuần Nho đã ghé qua Quán Lào thăm trường. Khi Thứ trưởng đang làm việc với Ban giám hiệu nhà trường tại văn phòng thì bất ngờ máy bay Mỹ ném bom ào ào như một cơn lốc, không một ai kịp chạy đi trú ẩn, nghe tiếng nổ rất gần. Khu vực gần trường lại chưa có một cái hầm nào để trú ẩn. May mà không có ai thương vong. Trên đường từ trường về nhà dân, nơi thầy trò được người dân địa phương cho ở nhờ, ông Lê Quang Phùng – giáo viên dạy môn lịch sử, nguyên quán Bắc Giang, từng là một trung đội trưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nói với ông Hòa: Anh thấy không, góp ý với nhà trường là phải đào hầm trước đã, chủ quan quá! May mà nó chỉ đuổi theo cái ô tô tải nếu không chúng ta đã bị nướng quay lên cả rồi[1]. Sau ngày bị ném bom, Ban Giám hiệu nhà trường cho học sinh và giáo viên nghỉ ba ngày để đào hầm, giao thông hào rồi mới bắt đầu mở lớp giảng dạy trở lại.
Thầy giáo Nguyễn Thái Hòa (mặc áo đen) cùng hai giáo sinh trường 10+2 Thanh Hóa,
tại thôn Quán Lào, xã Định Tường, huyện Yên Định, Thanh Hóa, đầu năm 1966
2- Khi cần thì phải nhanh như gió, khi không vội thì đủng đỉnh lấy lại sức
Vào giữa năm 1965, ông Hòa và đồng nghiệp khối Văn-sử của trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa dẫn sinh viên đi thực tế khảo cổ học ở vùng núi Đọ (người dân thường gọi Rú Đọ, gần cầu Hàm Rồng) trong một ngày. Khi đó, mọi người tiến hành khảo sát ở nơi đã từng khai quật được một số ngôi mộ từ thời Hán, tại đó các sinh viên còn phát hiện được một số hiện vật như rìu đá, vật tùy táng. Cuối buổi, sinh viên đang báo cáo lại những kết quả mình thu hoạch được trong chuyến thực địa thì nghe thấy tiếng loa phóng thanh, ông Hòa còn nhớ khá trọn vẹn lời của phát thanh viên:
Đồng bào chú ý! Đồng bào chú ý
Thông báo của Ban chỉ huy tỉnh đội Thanh Hóa: Hôm nay địch có thể tập kích ném bom Hàm Rồng. Hạm đội Mỹ đã kéo vào gần bờ biển nước ta, Ban chỉ huy lệnh cho các đơn vị vũ trang, dân quân tự vệ hãy sẵn sàng để không một chiếc máy bay của địch tiến đến cầu Hàm Rồng. Đồng bào hãy củng cố hầm hào tránh máy bay địch. Những ai không có nhiệm vụ thì không được đi lại trên vùng trận địa…Đồng bào hãy chú ý, chú ý!
Sau khi tiếng loa thông báo vừa dứt thì ông Hòa và mọi người đã nghe thấy tiếng bom đạn nổ vang ầm ầm nên nhanh chóng chạy xuống hầm cá nhân trú ẩn. Mọi người ngồi thu mình lại, bịt hai tai, sau hơn một giờ đồng hồ tiếng máy bay mới chấm dứt. Cả đoàn thở phào và tự thấy rằng chỉ trong một ngày đi điền dã mà tưởng như đã trải qua cả một thời kỳ lịch sử Thời gian sơ tán ở Quán Lào, ông Lê Quang Phùng và ông Hòa được bố trí ở nhà dân gần rìa làng, cách xa khu nhà ăn dành cho giáo viên trong trường gần 1 km. Quãng đường đi bộ đã xa nhưng nhìn dáng đi lù gù, chậm chạp của thầy giáo Phùng, ông Hòa thường trêu lề mề như ông cụ non. Mỗi lần nghe điều đó, ông Phùng chỉ cười trừ. Một buổi chiều khi đi ăn cơm về, ông và thầy Phùng đang cầm trên tay cà mèn đựng nước sôi mang về nhà trọ thì có người chạy đến thông báo: Cậu Bình lớp trưởng (do hai ông chủ nhiệm) đã bị tai nạn giao thông ngoài đường cái[2]. Ông Phùng vội ném ngay cà mèn vào bụi cây ven đường và lao ngược trở lại đến chỗ nạn nhân. Ông Hòa cũng liền chạy theo, khi đến nơi đã thấy ông Phùng mượn được cái chõng tre, đặt cậu Bình lên cáng và nhờ hai giáo sinh khiêng lên trạm xá. Thầy giáo Hòa mượn được chiếc xe đạp, đi lên trạm xá ông Phùng đang có mặt đó cho biết: Nó bị thủng trán, không có gì nghiêm trọng, cậu vào thăm đi[3].
Buổi tối trước khi đi ngủ thầy Lê Quang Phùng tâm sự với ông Hòa: Nếu vào trận mà đủng đỉnh là gay go lắm. Hồi tớ đánh Pháp ở Hòa Bình tớ gặp phải một cái lô cốt của Pháp đã rất cẩn thận lưu ý, vậy mà ai ngờ đó là cái lỗ châu mai ngầm. Cả tiểu đội xung phong lên thì bị quật ngã hết, tớ nhanh chóng lăn nửa vòng xuống bờ ruộng gần đó, nên mới sống sót.
Qua đó, Nguyễn Thái Hòa đã rút được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Mỗi lần đi trên đường quốc lộ, dù cách cây cầu lớn hay nhỏ khoảng 100m, ông đều dừng lại quan sát, nghe ngóng trước. Nếu thấy không có máy bay, ông sẽ tăng tốc mà chạy nhanh qua cầu. Sau 100m thì ông lại thư thả để lấy lại sức.
3– Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống
Đây là câu nói của Trạng Trình được lưu truyền nhiều đời trong dân gian. Nhưng biết cái gì, làm thế nào để biết thì không phải ai cũng trả lời được. Cuối năm 1964, trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa tổ chức tổng kết năm và liên hoan văn nghệ. Do đã lâu máy bay Mỹ không xâm phạm bắn phá, nên thầy trò cũng có đôi phần chủ quan. Sân khấu ngoài trời dựng xong, treo một tấm màn đỏ để biểu diễn. Khi đèn măng xông thắp lên, nhân dân và sinh viên kéo đến rất đông. Bỗng nhiên, tiếng kẻng báo động vang lên, rồi sau đó là những tiếng hô tắt đèn, tắt đèn đi… Một đồng nghiệp của ông Hòa nhảy lên sân khấu, luống cuống quá, đã lấy tấm màn đỏ che đèn, nhưng càng che thì ánh sáng càng đỏ rực. Tiếng máy bay cũng càng rõ dần. Mọi người hô hoán nhau bỏ chạy tán loạn, riêng ông Phùng can đảm lên sân khấu tắt phụt đèn. Sau đó ông Hòa mới biết, thầy Phùng đã quan sát kỹ lưỡng quá trình thắp đèn măng xông từ khâu đổ dầu hỏa, đậy hộp đến khóa van, mở khóa, bơm liên tục để bấc đèn cháy chậm dần cho đến khi sáng rực. Vì vậy, chỉ cần một động tác nhỏ là ông Phùng đã tắt được đèn. Sau khi đèn tắt, máy bay lượn một vòng rồi cút, lúc đó mọi người mới thở phào.
Theo PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, có ngàn điều nên học, học để biết mà ứng phó kịp thời, an toàn cuộc sống. Trong hoàn cảnh chiến tranh lại càng như vậy,ví dụ: cách nhóm bếp nhanh, nướng khoai lang sao cho chín đều, dập tắt lửa mà không cần nước, xoắn nút lạt cho chặt, chữa rắn cắn, kỹ thuật bắn súng… Tất cả những chi tiết nhỏ trong cuộc sống đời thường đều cần quan tâm chú ý, bởi đó là bài học hữu ích để tự cứu mình và cứu người khác.
4- Hiểu được một người đã khó, đánh giá một người càng khó hơn
Năm 1965, thầy trò trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa vượt qua sông Mã, sơ tán đến vùng núi Vĩnh Lộc hẻo lánh. Khi đến nơi, việc đầu tiên mà thầy trò cần làm là dựng lán, đắp lũy, đào hào giao thông, hầm cá nhân. Ngoài ra, thầy trò nhà trường còn đào hầm cho cả nhân dân địa phương. Trong khi đó, bữa cơm của thầy trò chỉ có sắn và muối vừng, sắn độn cơm hoặc nấu cháo; có hôm làm món ốc sên tráng trứng không đúng cách còn suýt bị ngộ độc.
Khi trường đi vào hoạt động được một thời gian ngắn, chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, một bộ phận sinh viên tỏ ra dao động tư tưởng, chán học. Khi nhận được tin bạn mình ra phía Bắc học đại học hoặc vào
Ngày hôm sau, thầy Hòa nhìn thấy học trò Minh xuất hiện với bộ quần áo lấm lem bùn lầy, nhưng vẻ mặt hào hứng. Xuân Minh đưa cho thầy chủ nhiệm mình một tờ giấy có dấu son đỏ của thủ trưởng Trung đoàn pháo cao xạ ở Quảng Bình, tuyên dương công trạng của Minh tại trận Mỹ đánh bom ở phà Ghép. Ông Hòa được nghe học trò Xuân Minh kể lại, khi hành quân đến phà Ghép, cả đoàn pháo đang dừng lại để qua phà thì máy bay Mỹ bỗng nhiên ập đến. Pháo bắn được một lúc thì hết đạn, xe đạn đã tản ra trong xóm, một số bộ đội đã hy sinh. Minh lập tức xông vào trận, vác hòm đạn nặng chạy băng băng đến các khẩu pháo. Thủ trưởng đơn vị cũng bất ngờ trước một người qua đường dũng cảm thế. Sau khi hỏi thêm về Minh, vị thủ trưởng này hội ý với một số cán bộ trong đoàn và quyết định tuyên dương Minh cùng một số chiến sĩ khác, đồng thời viết thư đề xuất cho Lê Xuân Minh được nhận lại để tiếp tục học. Ông Hòa rất cảm phục, hỏi Minh:
– Em trở lại đây chắc có nguyện vọng đi học lại?
– Nguyện vọng của em muốn đi chiến đấu, em đã đăng ký ghi tên vào bộ đội cao xạ – Minh đáp.
– Thế sao em lại trở lại?
Minh bày tỏ: Em mong các thầy xóa án kỷ luật cho em. Em ân hận lắm em sẽ không được nhập ngũ nếu còn án đó[4].
Ban Giám hiệu nhà trường thảo luận, rồi ra quyết định xóa án kỷ luật cho học trò Minh; đồng thời, viết giấy giới thiệu tới đơn vị quân đội. Khi Minh lên đường, nhà trường còn cử một số thầy cô và bạn bè ra tiễn Minh, tình cảm thân tình như người trong gia đình.
Thầy giáo Nguyễn Thái Hòa cùng đoàn giáo sinh trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa và
cán bộ xã Thiệu Nguyên, tỉnh Thanh Hóa, khoảng năm (1964-1967)
5- Kẻ thù không đáng sợ, hãy bình tĩnh quan sát
Cuối năm 1967, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trường Sư phạm 10+2 Thanh Hóa giải thể để sáp nhập vào khoa cấp 2 trường Đại học Sư phạm Vinh, Nghệ An. Năm 1969, thầy Nguyễn Thái Hòa cùng một số đồng nghiệp tiếp tục chuyển về trường này giảng dạy khoa cấp 2. Thầy Hòa được giao đảm nhiệm chức vụ Trưởng phân khoa Văn Sử. Hồi ấy, trên tuyến đường quốc lộ của Thanh Hóa, khu Hàm Rồng, phà Ghép được coi là tuyến lửa vì bị địch bắn phá ngày đêm. Sau bữa sáng cùng gia đình sơ tán ở Thanh Hóa, ông Hòa tạm biệt người thân, rồi lên đường vào Nghệ An và Hà Tĩnh tuyển sinh để kịp chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi đi, ông thấy vợ- bà Nguyễn Thị Giang khóc thút thít vì mơ thấy ông Hòa bị chết do bom. Vừa dắt xe ra khỏi nhà, ông thấy cột khói đen khổng lồ ở cả hướng
6- Tìm chỗ thưa, chừa chỗ đông mà đi, mà ở
Hàng năm, giáo viên trường Đại học sư phạm Vinh được tổ chức đi các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, các huyện của Nghệ An để tuyển sinh. Ông Hòa nhận định: Để qua cầu, nên đi ban ngày, không đi ban đêm; Trưởng đoàn lệnh bố trí 2 người tạo thành một nhóm, đi cách nhau 10m. Trong quá trình di chuyển, ông Hòa luôn quan sát ven đường nơi có thể ẩn nấp khi có máy bay địch.
Những lần trở về trường, để đề phòng thương vong do bom đạn của quân Mỹ hay bắn phá phà Ghép, ông Hòa và các đồng nghiệp vòng xuống đường biển, đi một ngày mệt nhọc, rồi nghỉ ở gần phà Tam Tòa, nhưng ông Lê Hoàng Quân[8] gạt phắt: Đi đoạn nữa ra rìa làng mà nghỉ anh ạ, nghỉ ở đây không ổn. Cả đoàn làm theo ý của ông Quân, nửa đêm thì phía cầu đó dính bom, đất đá rơi rào rào. Từ bài học này mà trong thời chiến, mỗi khi đi qua quốc lộ, bến bãi, ông Hòa đều ghi nhớ rằng: tìm chỗ thưa, chừa chỗ đông mà đi lại, nghỉ ngơi.
7- Giải khát tốt nhất là hòa nước với muối trắng
Cũng trong một lần vào Thanh Hóa chiêu sinh, ông Hòa suýt bị chết vì khát. Đêm hôm trước khi về Thanh Hóa,trời nóng quá khiến ông không ngủ được. Ban ngày gió Lào nổi lên mỗi lúc một mạnh. Đến chiều, ông cảm thấy chóng mặt, mắt mờ và buồn ngủ. Ông vào một quán nước, rồi uống nhiều nhưng vẫn không thấy đủ. Ông Hòa nhớ lời mẹ dặn: khi khát thì không gì bằng muối trắng. Vì thế, ông xin chủ quán một thìa muối, rồi hòa với nước chè xanh để uống. Bà bán nước tỏ thái độ: Tanh thế mà anh cũng uống được. Quả đúng như lời mẹ dạy, sau khi uống xong mấy ngụm nước, mắt ông đã sáng dần ra, mồ hôi ngừng chảy, và ông đã giải quyết được cơn khát.
Đối với PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, bảy bài học “vỡ lòng” nói trên mà ông tự rút ra đối với một thầy giáo ở thời chiến như ông có lẽ chưa thực sự đầy đủ. Giờ đây, ông kể lại cho chúng tôi không phải để “ôn nghèo kể khổ” mà để trả lời cho câu hỏi: sống và làm việc ở nơi bom đạn dữ dội như vậy cần có những kỹ năng, kinh nghiệm như thế nào để bảo toàn tính mạng, để hoàn thành công tác giáo dục của thời chiến. Đối với PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, may mắn chỉ là một phần, mà quan trọng hơn, đó là sự quyết tâm học tập để biết, biết để sống. Đến nay, đất nước đã thanh bình, cuộc sống thời chiến đã qua đi trong quá khứ nhưng với PGS.TS Nguyễn Thái Hòa những năm tháng đó là ký ức đáng trân trọng trong cuộc đời làm thầy của mình.
Lưu Thị Thúy
[1] Ghi âm phỏng vấn ghi hình PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, ngày 10-11-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
[2] Ghi âm phỏng vấn ghi hình PGS.TS Nguyễn Thái Hòa, ngày 10-11-2016, tài liệu đã dẫn.