Năm 1977, sau khi bảo vệ xuất sắc luận án phó tiến sĩ tại Cộng hòa Dân chủ Đức (1976), PTS Nguyễn Văn Trị[1] được cử làm Trưởng phòng Thí nghiệm cộng hưởng từ và kỹ thuật phổ vô tuyến điện tử của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm 1981, ông tham gia Ủy ban Quốc gia điều tra hậu quả chất hóa học dùng trong chiến tranh Việt Nam (Ủy ban 10-80)[2] do GS Tôn Thất Tùng làm Chủ tịch. GS Tôn Thất Tùng từng giao cho ông nhiệm vụ phân tích mẫu dioxin nguyên chất được mang từ Pháp về Việt Nam. Thông qua hoạt động nghiên cứu đó, ông càng nhận thấy trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện mục tiêu chung của dân tộc là tìm lại công lý cho những người bị nhiễm chất độc da cam.
GS.TSKH Nguyễn Văn Trị
Song song với hoạt động nghiên cứu trong Ủy ban 10-80, GS.TSKH Nguyễn Văn Trị còn thực hiện nhiều công trình khoa học và bài tham luận về chất dioxin tại các hội thảo quốc tế, trong đó tập trung giải quyết hai vấn đề cấp thiết: Cơ chế độc hại và hệ lụy di truyền của nó. Những kết quả nghiên cứu của ông đã góp phần tạo cơ sở khoa học, buộc Mỹ thừa nhận một phần trách nhiệm trong việc rải thuốc diệt cỏ (thành phần chủ yếu là chất dioxin) xuống Việt
GS.TSKH Nguyễn Văn Trị bày tỏ thêm: “Các nhà khoa học nổi tiếng nghiên cứu về chất hóa học dioxin như GS Tôn Thất Tùng, PGS Tôn Đức Lang… đều đã qua đời, nên dù nghỉ hưu gần 10 năm nhưng tôi vẫn tiếp tục góp sức cùng một số đồng nghiệp nghiên cứu về dioxin”.
Nguyễn Thị Hợp
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[1] Ông sinh năm 1936 tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Từ năm 1959, ông là giảng viên công tác tại bộ môn Vật lý của trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
[2] Đây là Ủy bản được thành lập đầu năm 1981 theo chủ trương của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xuất phát từ những phát hiện của GS Tôn Thất Tùng về tác hại khôn lường của chất dioxin.