Sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên Huế, tuổi thơ Đoàn Trọng Truyến đã từng có những cái Tết sum vầy bên gia đình, họ hàng ấm áp yêu thương. Nhưng kể từ ngày kháng chiến toàn quốc tháng 12 năm 1946, Đoàn Trọng Truyến rời quê hương tham gia cách mạng và ngay cả sau này khi đất nước thống nhất dù có nhiều dịp về thăm quê nhưng dường như nỗi nhớ quê hương luôn luôn da diết trong ông: “Trong cuộc đời, tuổi thanh niên đến trung niên rồi lên lão 75-80 tuổi đã trải qua biết bao nhiêu chặng đường, bao nhiêu miền đất nước, địa phương… Song đối với ai cũng vậy, miền đất ghi lại nhiều dấu ấn, nhiều kỷ niệm, nhiều tình cảm thân thương nhất, không đâu bằng quê hương nơi chôn rau cắt rốn, nơi trải qua tuổi thơ, tuổi thanh niên, tuổi hình thành cơ bản nhân cách, tình cảm tâm hồn của con người nó in dấu và đeo đẳng suốt cuộc đời mỗi người”[1].
Luôn bận rộn với công việc, nhưngquê hương luôn hiện hữu trong tâm trí ông: “Hình ảnh Huế luôn là một nguồn lửa thiêng làm ấm lòng người, những lúc trong những hoàn cảnh thanh vắng suy tư, cảm xúc, nhớ nhà, nhớ quê, nhớ Huế… yêu Huế, quê hương ở một vùng đất nước miền Trung nghèo về tài nguyên, khắc nghiệt về khí hậu, thời tiết, có phong trào và truyền thống Cách mạng… Nhớ Huế là nhớ cả quãng đời ấu thơ và thanh niên từ lúc ở trên ghế nhà trường cho đến khi bước vào đường hoạt động cách mạng, nhớ trường Quốc học xưa và nay”[2].
Tình yêu quê hương trong ông chính là niềm tự hào về vùng đất anh hùng giàu truyền thống cách mạng, ông chia sẻ : “Nhớ Huế là nhớ những ngày Tổng tuyển cử, một trong những ngày lịch sử hào hùng của dân tộc của Huế… Nhớ Huế là nhớ mấy chục năm trường kỳ kháng chiến từ 12-1946 cho đến đại thắng mùa xuân năm 1975, nhớ những năm tháng Cách mạng tháng 8 và kháng chiến của quê hương”[3].
Mặc dù sống xa Huế suốt mấy mươi năm, trong phạm vi chuyên môn, chức trách của mình, GS Đoàn Trọng Truyến luôn chú ý theo dõi những bước tiến kinh tế, xã hội, chính trị của quê nhà. Ông luôn có những ý kiến góp ý vào đường lối xây dựng quê hương Thừa Thiên Huế với mong muốn cho quê hương phát triển một cách toàn diện về văn hóa, kinh tế, xã hội. GS Đoàn Trọng Truyến viết: “Về văn hóa là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước. Về kinh tế phải làm giàu kết hợp nông lâm ngư với công nghiệp và dịch vụ. Về Hành chính nhà nước nói rộng hơn là quản lý nhà nước mong cho tỉnh ta là một tỉnh giỏi về quản lý nói chung, đặc biệt là quản lý nhà nước về kinh tế, và quản lý nền Hành chính nhà nước, tức là xây dựng địa phương trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu quả kinh tế- xã hội cao”.
Câu lạc bộ những người yêu Huế tại Hà Nội là nơi GS Đoàn Trọng Truyến tham gia, gắn bó. Đây là nơi tập hợp những người con đất Huế, yêu Huế, có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc văn hóa Huế, nhằm góp phần giữ gìn và phát huy, quảng bá bản sắc văn hóa Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, làm cho Huế đẹp thêm về văn hóa, giàu thêm về kinh tế.
Cũng như biết bao gia đình khác, mỗi dịp Tết đến, gia đình GS Đoàn Trọng Truyến lại quây quần bên nhau và đó cũng là lúc GS Đoàn Trọng Truyến kể cho con cháu về truyền thống gia đình, dòng họ và quê hương Thừa Thiên Huế để con cháu hiểu biết sâu sắc về quê hương, thêm yêu Huế như ông đã từng yêu.
Mỗi dịp Xuân về GS Đoàn Trọng Truyến luôn dành tặng đồng bào quê hương những lời thăm hỏi thân thiết cùng lời chúc tốt đẹp nhất trong năm mới. Tết Canh Thìn, qua Đài phát thanh Huế ông đã gửi lời Chúc Tết đậm tình của người con xa quê hương: “Nhân dịp Xuân Canh Thìn xin qua đài phát thanh Huế gửi đến đồng bào quê hương lời thăm hỏi thân thiết nhất lời chúc mừng thành thực nhất một năm mới sinh hoạt vui tươi, làm ăn thịnh vượng. Chúc Tỉnh tủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thừa Thiên Huế cùng đội ngũ cán bộ tỉnh nhà vững bước tiến lên lãnh đạo, điều hành quê hương một cách có hiệu quả nhất, đạt nhiều thành tích kinh tế, chính trị, văn hóa hành chính tốt đẹp nhất”4].
Đến nay, dù hương hồn GS Đoàn Trọng Truyến đã trở về với tổ tiên nhưng những gì ông đã đóng góp xây dựng đất nước, quê hương cùng những ước nguyện của ông vẫn được các thế hệ con cháu đi sau tiếp bước để nối dài những thành công mới để ai cũng có những cái Tết đầm ấm, hạnh phúc.
Giang Thị Nhung
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
[1] Trích Bản thảo bài viết “Cảm nghĩ xa Huế” của GS Đoàn Trọng Truyến viết dịp Tết năm 2000 gửi Đài phát thanh Huế. Tài liệu đang lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
[2] Như trên.
[3] Như trên.
[4] Như trên.
clinic of abortion go scraping of the uterus
dating for married go married men who cheat