Thành công của tôi là nhẫn nại, chăm chỉ tự học

GS Thành Khôi chuyên sâu và có những tác phẩm lớn về hai lĩnh vực Lịch sử và Giáo dục. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông đã hé mở đôi điều bí ẩn về hai lĩnh vực này.

Thế giới biết tiếng ông là GS của một ĐH danh tiếng nhất nước Pháp, một sử gia với nhiều tác phẩmcó những quan điểm lạ nhưng cũng còn là một nhà bác học với những bằng cấp thuộc nhiều lĩnh vực. GS đã đạt được những học vị nào, học ở đâu và bằng cách nào?

Kể ra cũng chẳng cần “khoe” làm gì nhưng do nó liên quan đến ý thứ hai cần hỏi nên nêu vắn tắt lại. Năm 1947, tôi và gia đình sang Pháp, tại đây 2 năm sau tôi đã bảo vệ Luận văn Tiến sĩ Kinh tế. Song song, tôi được bằng về Văn chương, 2 bằng về Ngôn ngữ cũng như một bằng về ĐH Luật quốc tế La Haye. Rồi vào tuổi cụ tổ Lê Văn hưu, Viện Hàn Lâm Pháp trao cho tôi tước hiệu của Viện – Huân chương ngôn ngữ Pháp.Thôi, kể thế thôi.

Vâng nhưng làm thế nào mà đạt ngần ấy bằng trong một thời gian ngắn như vậy?

Chỉ có nhẫn lại, chăm chỉ tự học và có “Người thầy” là sách giáo khoa. Tôi đến học tại Thư viện Paris, tới như nghe giảng dự thính tại một số trường ĐH. Mải học mải nghiên cứu, có những bữa quên đói, có hôm chỉ ăn một chiếc bánh mì.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu về Giáo dục đối chứng, một GS khoa học giáo dục, xin GS giới thiệu cho một số kinh nghiệm tổ chức quản lý đại học có thể áp dụng ở Việt Nam, người học Việt nam có thể tham gia.

Mặc dù tuổi đã cao (80 tuổi) tạp chí “Thế giới giáo dục” viết : Lê Thành Khôi không ngớt làm cho thế giới ngạc nhiên, như một câu thơ cuả Mãn Giác Thiền Sư (thế kỉ XI) viết:

“Trên đầu, già đến rồi

Chớ tưởng hoa rụng hết

Đêm qua, sân trước nở cành mai”.

Nền giáo dục đại học, sau đại học của Pháp và một số nước Âu Mỹ có nét tương đồng nhau. Đáng chú ý là có nhiều học bổng để sinh viên Việt Nam có thể tìm kiếm đến học. Điều dễ dàng là điều kiện nhập học (chỉ cần bằng tú tài) nhưng việc quản lý quá trình học, qua các đợt kiểm tra sát học rất kĩ càng, nghiêm ngặt. Có thể truy cập trên mạng để tìm kiếm trường có học bổng ở Pháp.

Người học còn có thể đăng kí chẳng những một mà hai trường ĐH cùng một lúc, có thể dự hoặc không môn này thì môn kia. Miễn sao anh vượt qua được đợt kiểm tra, sát hạch của Hội đồng Quốc gia.

Hiện có 3 giai đoạn khi học ĐH: – Giai đoạn ĐH 1: 2 năm, chứng chỉ ĐH đại cương (DEUG); – Giai đoạn 2: 1 năm, bằng cử nhân cao đẳng (licence), 1 năm, băng cử nhân (maitrise); – Giai doạn 3: 1 năm, bằng cao học (DEA) hay bằng cao học chuyên ngành (DESS).

Thường chỉ 30,40% số sinh viên đạt được bằng cử nhân. Còn muốn được đăng kí bằng thạc sĩ phải có bằng cử nhân rồi qua một kì thi tuyển quốc gia khó khăn. Bằng Tiến sĩ, sau Tiến sĩ phải có một công trình nghiên cứu ý nghĩa kết quả. Công trình này hoặc một số nghiên cứu khác phải được đăng tải, công bố trên các tạp chí danh tiếng và soạn luận án 3 năm sau bằng cao học.

Vâng, thế còn “Người thầy sách”, GS đã “tầm sư học đạo” như thế nào? GS có nhận xét gì về sách giáo khoa hiện nay?

Sách, Thư viện đó là thầy và lớp quý giá nhất mà nếu ai muốn đi đến kết quả trong học tập, nghiên cứu. Các loại này với những phát minh mới về tin học, điện tử ngày một đa dạng, tiện ích. Nhưng đừng làm “những con mọt sách”, hãy đọc và lấy ra những tinh tuý nhất, những gợi ý để mở hướng nghiên cứu của mình. Chừng nào anh làm chủ được “những tên nô lệ – sách” đó, nói theo một nhà triết học nào đó, anh sẽ thành công trong mọi hướng nghiên cứu.

Thế còn sách – sách giáo khoa Việt nam về lịch sử, về giáo dục học, những chuyên môn của GS, GS cho một số nhận sét.

Tôi có được tặng, đọc một số cuốn. Sách rất đa dạng, có nhiều sửa chữa khi tái bản. Sách sử mới gần đây, xu thế thế giới không chỉ nặng về đấu tranh, nhiều chữ. Những thành tựu kinh tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật… được đưa vào rất linh hoạt, sinh động. Con người lịch sử lớn lao nữa là ở chỗ ấy.

Rất nhiều tư, tài liệu tham khảo, tranh ảnh cũng được in, trình bày sinh động. Nên tránh viết cho lứa tuổi tiểu học mà khô cứng, sách không đẹp, chẳng có hướng dẫn cũng không có phần tóm tắt. Thế thì học sinh sẽ rất chán đọc, học, chẳng biết đường nào mà lần. Những kiến thức sinh động trở thành khô cứng, dẫn đến thầy cô khó dạy, học sinh cũng không thích học.

Với ý nghĩa trên cùng với tác dụng của nó, tiếng Pháp không gọi là sách (SGK) – livre mà gọi là “công cụ học đường” (manucl scolaire)

Sau những cuốn “Le Việt Nam, histoire et civilisation” (Việt Nam lịch sử và văn minh), “Histoire du Vietnam origines à 1858” (lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến 1858). Rồi viết cho “Tạp chí Viện Hàn Lâm”, làm Tổng Biên tập tạp chí Thế giới thứ ba, GS có cho xuất bản cuốn sách đồ sộ 1400 trang “Éducation et civilisation” (Giáo dục và những nền văn minh) có tiếng vang lớn. GS gửi gắm và luân thuyết gì trong tác phẩm đó.

Sách của tôi gồm có 2 tập. Tập thứ nhất mang tiêu đề Societés d’hier (những xã hội đã qua) và tập hai là La genese du monde contemporain (Sự phát nguyên thế giới hiện đại). Tôi đề cập đến lịch sử giáo dục và văn minh so sánh. Tạp chí Le monde de l’ Education (Thế giới giáo dục) đã có điểm sách. Xin cứ đọc trong đó cũng được.

Tạp chí viết: Tác giả “với nhãn quan thế giới” đề cập đến những nền văn minh chứ không phải những nước cụ thể. Giáo dục được nêu lên theo một ý nghĩa rộng hơn – học đường và siêu học đường, chính quy và phi chính quy. Vì theo GS, trong cấu trúc đó có những cái bổ sung cho nhau nhưng cũng có những cái đối lập nhau: Giáo dục không chính quy không luôn mang trong mình nó những giá trị như của nhà trường. Nhà trường chính nó có những áp lực đối lập tuỳ đối tượng và góc độ nhìn nhận. Cần thấy sự phức hợp đó để tạo ra một “lý thuyết chung về giáo dục” từ lịch sử nhiều Châu, nhiều nước.

Riêng phần hai, tác giả kết luận bằng một lời cảnh báo: Trong những thời gian này, khi chủ nghĩa thực dân mới vui mừng vì sự toàn cầu hoá trên hành tinh thì 16% những kẻ giàu có nhất chiếm đoạt 80% thu nhập xã hội. Với 35% những người nghèo khó nhất chỉ còn 2,36%. Chưa bao giờ sự huỷ hoại xã hội lại nặng nề đến như vậy.

Qua tác phẩm trên, lại được biết GS đã từng về Việt Namtham dự Hội nghị chuyên đề giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo mời, xin GS cho biết một số chính kiến, đề xuất về vấn đề lớn này?

Vấn đề giáo dục đại học cũng như lịch sử Việt Nam là điều tôi canh cánh không nguôi khi ở xa Đất Mẹ. Có gì tôi đã trút ra đầu bút. Ở nước ngoài họ đã nhận xét về tôi: “Nếu giáo dục đối chứng là mục tiêu, Tạp chí Thế giới thứ ba là vũ khi thì Việt Nam là tâm hồn ông”. Với giáo dục đại học qua trải nghiệm, nghiên cứu tôi đã từng hiến kế các vấn đề: Cải tổ một cách có hệ thống, giảng dạy và nghiên cứu, lý thuyết và thực hành, mạng lưới đại học, quy trình, nội dung, chất lượng.

Qua các tác phẩm, tài liệu, thuyết trình những ý kiến mới mẻ, mạnh dạn về giáo dục đại học đã hiển hiện: Giáo dục là một hệ thống. Cải tổ ĐH mà không cải tổ Trung học và Tiểu học thì chỉ có tính cách tạm thời và cấp bách. Nhà nước cần và phải cho các nhà giáo một đại vị và lương bổng xứng đang để họ có động cơ làm tròn nhiệm vụ mà không phải đi làm những việc không có liên quan đến giáo dục để đủ sống.

Giảng dạy ở ĐH bao giờ cũng đi đôi với nghiên cứu. Nếu không nghiên cứu thì kiến thức sẽ cùn dần mà sẽ chỉ lập lại những gì mà người khác đã viết, cạnh đó nghiên cứu mà không dạy người khác những hiểu biết của mình thì không xứng đáng với danh nghĩa người trí thức.

Không cần phải có nhiều trường ĐH, thà ít nhưng chất lượng cao còn hơn. Nên bỏ những trường quá nhỏ, tổ chức theo ngành chuyên môn hẹp, ít học trò. Đại học mở (open University) nên phát triển và cho người đi học kinh nghiệm. Cho mở ĐH tư với điều kiện đủ giảng viên giảng dạy theo nguyên tắc ĐH công lập. ĐH tư không được cấp văn bằng có tình chất quốc gia. Giáo sư trường công được dạy ở trường tư miễn là làm tròn nhiệm vụ của mình ở trường công. Nhà nước đặt chuẩn cho mỗi cấp giáo sư.

 

Giang Hà Vy

Nguồn: vietbao.vn/Giao-duc/Thanh-cong-cua-toi-la-nhan-nai-cham-chi-tu-hoc/30055435/202/