Sau ngày toàn quốc kháng chiến (12-1946), Đảng chủ trương: “Động viên tất cả giới trí thức, văn nghệ tham gia kháng chiến dùng các nhà trí thức văn hoá, chuyên môn vào các ngành công tác như quân giới, quân y, giáo học, tuyên truyền kháng chiến, v.v.; chú trọng mở mang giáo dục kháng chiến, (mở trường chuyên môn về nghề nghiệp, chính trị, quân sự…, xúc tiến bình dân học vụ) năng dùng những hình thức tuyên truyền, thông tin, dân dễ cảm và dễ hiểu, mà giác ngộ nhân dân, về mục đích cứu quốc, đề cao tinh thần dân tộc, lòng tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng, đề cao nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc của toàn dân, tiếp tục vận động đời sống mới”[1].
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các trí thức Việt Nam, Hà Nội, 1946
Với nhận thức sâu sắc, tầm nhìn về vai trò của trí thức trong công cuộc xây dựng và bảo vệ nền độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển càng thêm nhiều”[2]. Với quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp đội ngũ các nhà trí thức vào Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc. Trong bài phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban, ngày 10-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Các ngài xứng đáng là những chiến sĩ xung phong. Tôi mong rằng các ngài cũng sẽ đem hết tài năng và tri thức giúp Chính phủ về mặt kiến thiết. Các ngài sẽ là những cố vấn có kinh nghiệm, có tài năng của Chính phủ”[3].
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc kháng chiến là đoàn kết các lực lượng của toàn dân tộc để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Người nhấn mạnh: “Chính sách của Chính phủ trước sau vẫn là đại đoàn kết. Đối với các vị quan lại cũ cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài đức thì Chính phủ đều hoan nghênh ra gánh việc nước”[4]. Những quan lại cũ như Tổng đốc Thái Bình Vi Văn Định, Phan Kế Toại, hay những người từng làm việc cho Chính phủ Trần Trọng Kim như luật sư Phan Anh được Người mời ra giúp nước, giúp dân.
Nhằm tạo sự đồng thuận và tập hợp được trí thức ngoài Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Xã hội Việt Nam (22-7-1946) – tổ chức của giới trí thức. Tên ban đầu của Đảng Xã hội là Việt Nam Xã hội Đảng, dưới sự vận động của Mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết mọi trí thức yêu nước và dân chủ tham gia kháng chiến, kiến quốc. Lãnh đạo ban đầu của Đảng là Phan Tư Nghĩa, Nguyễn Xiển, người bảo trợ chính trị là ông Võ Nguyên Giáp. Đảng Xã hội có 24 ghế trong Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một số thành viên như Hoàng Minh Giám, Đặng Phúc Thông, tham gia Chính phủ Việt
Trong nhiều văn bản, chỉ đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đánh giá cao vai trò của trí thức, đồng thời kêu gọi sự tham gia, đóng góp của họ cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Tháng 6-1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, trả lời một nhà báo nước ngoài, Người nói: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt
Năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tìm người tài đức”, nói rõ: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bực tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận”. Người còn bày tỏ quan điểm: “Đảng và Chính phủ rất mong muốn, rất cố gắng mà đoàn kết với tầng lớp trí thức, đoàn kết lâu dài trong kháng chiến, trong kiến quốc, thực hành xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chính phủ thành tâm giúp trí thức tiến bộ mãi lên trên bước đường vẻ vang đó, đồng thời đào tạo trí thức ở trong công nông ra. Không phải dùng cách “đưa áo nâu lên, áo trắng xuống” hay “vắt cam vứt xác”. Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến, kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa xã hội càng cần… Cái đó anh em trí thức cần phải rõ. Không phải là đoàn kết nhất thời. Trên đây là thái độ, mục đích của Đảng đối với anh chị em trí thức”[9]. Phân tích thành viên Chính phủ thời kỳ 1945-1954, có thể thấy được sự tôn trọng trí thức của Đảng, cũng như vai trò của ngươi trí thức trong cuộc kháng chiến. Trong thành phần Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân ngày 2-9-1945 chỉ có 8/15 người là đảng viên Đảng Cộng sản. Số còn lại là người ngoài Đảng. Tất cả thành viên Chính phủ đều là trí thức, được đào tạo bởi nền giáo dục Pháp-Việt, và một phần vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, như: Nguyễn Văn Tố, Trần Huy Liệu, Vũ Trọng Khánh, Phạm Ngọc Thạch, Cù Huy Cận, Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Hà, Vũ Đình Hòe, Lê Văn Hiến…
Để mở rộng khối đoàn kết toàn dân, ổn định tình hình trong nước trước sự đe dọa của thù trong giặc ngoài và để tập trung sức lực đối phó kẻ thù bên ngoài, ngày 1-1-1946, Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thành lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời (thành lập ngày 1-1-1946) có sự tham gia của một số người trong Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội. Về cơ bản, thành viên Chính phủ mới không có gì thay đổi so với Chính phủ được thành lập ngày 2-9-1945, chỉ thay đổi, bổ sung thêm 3 người là: Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Long và Trương Đình Tri.
Trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến (thành lập 2-3-1946) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tập hợp được các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu nhất, đại diện cho tiếng nói của nhân dân, đấu tranh vì cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Có thể nhận thấy những điểm đặc biệt trong cơ cấu thành viên của Chính phủ này, đó là sự tập hợp đa dạng của các thành phần: xuất thân chủ yếu chịu ảnh hưởng của Nho giáo (Huỳnh Thúc Kháng); có người làm quan lại dưới chế độ cũ (Phan Kế Toại, Đặng Văn Hướng, Phan Anh); những người được đào tạo ở Pháp (Nguyễn Văn Huyên; Tạ Quang Bửu, Hoàng Tích Trý, Nguyễn Văn Tố, Trần Đăng Khoa, Chu Bá Phượng); những đảng viên Đảng Cộng sản là trí thức như Nguyễn Khánh Toàn, Bùi Công Trừng…; những người đào tạo bởi nền giáo dục của Pháp ở trong nước (Hoàng Minh Giám, Ngô Tấn Nhơn, Vũ Đình Hòe, Phan Anh, Nghiêm Xuân Yêm).
Không chỉ có những quan điểm, chủ trương quan trọng trong việc trọng dụng hiền tài để “kháng chiến kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn hết sức quan tâm, chăm sóc các trí thức. Mặc dù bận rất nhiều công việc của Chính phủ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với trí thức.
Thứ nhất, những cán bộ chủ chốt trong Chính phủ kháng chiến đều do người trực tiếp lựa chọn. Ngoài ra, trong suốt thời kỳ kháng chiến, Người đã ra rất nhiều sắc lệnh bổ nhiệm cán bộ thuộc nhiều cấp khác nhau. Việc trực tiếp bổ nhiệm cán bộ thể hiện sự tin tưởng và tầm nhìn trong cách dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp quan tâm đến trí thức từ những khía cạnh nhỏ nhất, đời thường nhất. Ví dụ việc đặt tên cho Tôn Thất Bách (con trai của bác sĩ Tôn Thất Tùng), đặt tên Trần Đại Nghĩa cho kỹ sư Phạm Quang Lễ từ Pháp trở về, gửi quà cho trí thức và gia đình họ… Năm 1946, khi bà Vi Kim Ngọc bế con sang sân bay Gia Lâm tiễn ông Nguyễn Văn Huyên đi Pháp dự Hội nghị
Lấy trường hợp bác sĩ Trần Hữu Tước. Sau khi từ Pháp trở về cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối năm 1946, bác sĩ Tước ngay lập tức tham gia kháng chiến, xây dựng nền y tế ở Khu 3, Khu 4, rồi Việt Bắc… Theo tài liệu gia đình bác sĩ Tước còn giữ lại được thì chỉ trong mấy năm kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi hàng chục bức thư cho bác sĩ Hữu Tước. Trong bức thư Người viết ngày 20-9-1947, có nội dung: “Gửi bác sĩ Tước. Đã lâu không gặp, lại không được tin tức, nhớ chú lắm. Hỏi thăm, người thì nói chú khỏe, kẻ thì nói chú yếu. Nhưng họ cũng chỉ nghe nói thôi. Mong chú cho tôi biết tin tức. Nói để chú biết chú mừng: Tôi vẫn mạnh khỏe luôn. Mấy anh em cùng về một lần với chúng ta, chú Nghĩa và chú Huân làm việc rất hăng hái và đắc lực, đã giúp sức rất nhiều trong công việc kháng chiến”[10]. Tháng 8-1948, Người gửi quà cho bác sĩ Tước kèm theo thư: “Gửi bác sĩ Tước. Tôi gởi biếu chú cái áo. Cáo áo này là do đồng bào biếu tôi. Chú phải cẩn thận chăm giữ sức khỏe. Tôi đã gặp anh em địa phương, chú cần gì cứ hỏi họ. Chớ nên câu nệ. Tôi mạnh khỏe như thường”[11].
Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Hoàng Tích Trý ngày 20-1-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tôi gửi lời chúc Chú và quý quyến năm mới, và nhờ chú chuyển lời chúc cho bác sĩ Tụng, bác sĩ Hồ Đắc Di, bác sĩ Vũ Văn Cẩn, bác sĩ Tôn Thất Tùng (nhờ chúc cháu tôi mạnh giỏi), và tất cả các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, cùng các chị em trong các nhà thương. Đồng thời, tôi cảm ơn chú và tất cả nhân viên do chú điều kiển, đã ra sức chăm chữa cho các chiến sĩ thương binh”[12]. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với các trí thức ngành y nói riêng, và đối với toàn ngành y tế nói chung.
Trong thư gửi chung cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Hồ Đắc Di, ngày 10-10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên các trí thức cố gắng vượt qua khó khăn để đối mặt với cuộc kháng chiến ngày càng khốc liệt: “Cuộc kháng chiến nay đã vào bước gay mà chúng ta đã đoán định trước. Nó là cuộc thử thách tinh thần và lực lượng của chúng ta. Đồng thời sự gay go đến sớm chừng nào tốt chừng ấy. Trong cuộc thử thách này, mỗi anh em ta phải tỏ rõ các chí khí “bách chiết bất hồi”, cái tinh thần “nhẫn lao nại khổ”. Đối người đối việc phải hết sức cẩn thận. Không bao giờ cẩu thả, cầu vẹn. Không sợ địch mà cũng tuyệt đối không khinh địch”[13].
Cách ứng xử, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho các trí thức là biểu hiện sự trân trọng người tài, khiến nhiều trí thức trân trọng, cảm động, đem hết tâm sức ra để phục vụ kháng chiến. Nhiều trí thức khẳng định, thời kỳ 1945-1950 là thời kỳ đẹp, sôi nổi của trí thức Việt Nam. Giáo sư Phan Kế Lộc (con trai Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phan Kế Toại (1947-1963), trong một lần gặp luật sư Phan Anh vào những năm 70 của thế kỷ trước, đã được nghe ông Phan Anh nhận định: “Giai đoạn 1945-1950 là giai đoạn vui vẻ nhất, trí thức được tin cậy nhất”[14]. Điều ấy lý giải nguyên nhân vì sao trí thức một lòng đi theo và cống hiến hết mình cho cuộc kháng chiến.
Việc trọng dụng hiền tài thể hiện tầm nhìn sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm cho các trí thức cảm thấy được trân trọng, tin tưởng và một lòng, một dạ cống hiến cho cuộc kháng chiến. Chính điều ấy đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nguyễn Thanh Hóa
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.182.
[2] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, tr.99.
[3] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, 1995, tr.152.
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.235.
[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.393.
[6] Hồ Chí Minh Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000, tr.472.