Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

Những tổn thương bề mặt của mắt, mà cụ thể là giác mạc sẽ làm cho người bệnh không thể nhìn thấy được. Trước đây, để điều trị cho những người bị tổn thương một bên mắt do bỏng, chấn thương hay do di truyền, các bác sĩ nhãn khoa lấy màng ối để ghép cho bệnh nhân. Phương pháp này chỉ là chữa trị tạm thời, chứ không làm cho mắt người bệnh nhìn rõ được.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể lấy mảnh mô ở những vùng rìa – nơi chứa tế bào gốc ở mắt bình thường để ghép sang mắt bị tổn thương. Thế nhưng, nếu điều trị bằng các phương pháp này, những mảnh ghép đó phải lớn và nguy cơ sẽ ảnh hưởng tới mắt bình thường.

Còn những trường hợp tổn thương cả hai mắt, nhiều bệnh nhân được điều trị bằng cách ghép màng ối tạm thời để chờ ghép giác mạc. Trong khi đó, nguồn giác mạc ở các bệnh viện rất khan hiếm.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình (ngoài cùng) say mê
với các hoạt động nghiên cứu khoa học

Nhận thấy, với những phương pháp điều trị trên không có nhiều hiệu quả cho bệnh nhân, năm 2014, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Nguyên trưởng bộ môn Mô-Phôi (ĐH Y Hà Nội), trưởng nhóm nghiên cứu và tập thể các nhà khoa học của Bộ môn Mô – Phôi, Đại học Y Hà Nội và Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt trung ương đã nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu bằng cách nuôi tạo các tấm biểu mô từ cáccứu đã thực hiện cho bệnh nhân bị tổn thương một bên mắt bằng cách lấy tế  nguồn tế bào gốc khác nhau. Công trình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Bình và đồng nghiệp đã vinh dự nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2014.

Với cách nuôi tạo các tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc, nhóm nghiênbào gốc từ vùng rìa giác mạc bên mắt lành. Nếu bệnh nhân bị tổn thương cả hai mắt sẽ lấy tế bào gốc từ biểu mô niêm mạc miệng. Sau khi nuôi tạo thành công tấm biểu mô sẽ ghép tự thân vào giác mạc cho bệnh nhân. Đây là phương pháp mới đang được áp dụng trên thế giới và vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình cho biết, trong thời kỳ đầu, việc nghiên cứu gặp rất hiều khó khăn vì không có kinh phí. Các thành viên trong tập thể đã cùng nhau đóng góp kinh phí để phục vụ cho sự đam mê nghiên cứu khoa học.

Cho đến năm 2006, đề tài nghiên cứu khoa học của PGS.TS Bình và các đồng nghiệp mặc dù đã có được kinh phí từ Nhà nước nhưng lại rất hạn hẹp. Hơn nữa, không phải khi thực hiện công trình nghiên cứu nào đều có sẵn các loại vật liệu một cách dễ dàng. Nhiều loại hóa chất, môi trường, vật liệu không thể có được ở Việt Nam.

Nhớ lại những ngày tháng khó khăn khi mới bắt tay vào nghiên cứu một lĩnh vực rất mới, nhà khoa học nữ Nguyễn Thị Bình không giấu được cảm xúc lo lắng, bồn chồn. Ngày ấy, một thành viên trong nhóm đi học tại Nhật Bản về nuôi cấy tế bào bằng dịch treo. Tuy nhiên, khi về áp dụng tại Việt Nam lại không thành công. Cả nhóm mày mò tìm cách khác để thử nghiệm. Khó khăn nhất là pha được môi trường phù hợp để nuôi tế bào. Quá trình nuôi tế bào cứ 2 ngày lại thay môi trường một lần. Cả trăm lần thất bại đã có lúc khiến những con người ngày đêm nghiên cứu thoáng chút nản chí.

Thế nhưng, sự kiên trì theo đuổi một công trình khoa học có ý nghĩa đã không phụ lòng những nhà khoa học chân chính. PGS.TS Nguyễn Thị Bình nhớ lại ngày đặc biệt của năm 2007, vào một buổi sáng, đến cơ quan rất sớm, cảm giác hồi hộp như bao lần nuôi tế bào lại ập đến trong tâm trí bà khi bước vào phòng nghiên cứu. Không biết có phải là sự thất bại tiếp theo hay không đang chờ mình phía trước. Và thật ngỡ ngàng khi nhà khoa học nữ Nguyễn Thị Bình nhìn thấy những tế bào bò ra từ rìa mảnh mô.

Cảm xúc hạnh phúc, vui mừng và bất ngờ vỡ òa trong trái tim người phụ nữ đã có hơn 30 năm gắn bó với khoa học. Bỏ lại phía sau sự nghiêm nghị, cẩn trọng vốn có của người nghiên cứu, nhà khoa học Nguyễn Thị Bình bước vội đi gọi đồng nghiệp trong tiếng reo vui không thể kìm nén…

Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, sau 4 năm miệt mài nghiên cứu, đến năm 2007, lần đầu tiên tập thể  đã nuôi tạo thành công tấm biểu mô từ nguồn tế bào gốc vùng rìa giác mạc của thỏ. Các tấm biểu mô này được ghép lại cho thỏ bị bỏng mắt đã thu về kết quả tốt. Sau khi nuôi tạo và ghép thành công tấm biểu mô nuôi cấy cho thỏ, tập thể tiếp tục nghiên cứu thành công trên người. Bệnh nhân được điều trị tổn thương giác mạc đầu tiên theo phương pháp này vào đầu năm 2008. Sau ghép, bệnh nhân đã trở lại làm việc được cho đến nay.

Cho đến nay, đã có 37 bệnh nhân bị tổn thương mắt được thực hiện bằng phương pháp nuôi tạo các tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc. Hiện nay, phương pháp này đang được một số bệnh viện coi là biện pháp hữu hiệu và tiết kiệm chi phí nhất để chữa khỏi tổn thương của mắt, giúp bệnh nhân tìm thấy ánh sáng.

Không ngừng theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học

Với thành công của 2 đề tài nghiên cứu nuôi cấy tế bào rìa giác mạc và ứng dụng trong điều trị một số tổn thương giác mạc và nghiên cứu quy trình công nghệ tạo tấm biểu mô giác mạc người để điều trị tổn thương bề mặt giác mạc do bỏng, năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục cấp kinh phí để tập thể nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thị Bình thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu quy trình sử dụng tế bào gốc để điều trị một số bệnh của bề mặt nhãn cầu”.

Trong đề tài này, các nhà khoa học tiếp tục hoàn thiện các quy trình nuôi tạo và ghép tấm biểu mô nuôi cấy từ tế bào gốc vùng rìa giác mạc để điều trị cho những bệnh nhân bị tổn thương một bên mắt, tỷ lệ ghép thành công 80%. Đồng thời, các nhà khoa học cũng nghiên cứu quy trình nuôi tạo và ghép tấm biểu mô nuôi cấy từ tế bào gốc biểu mô niêm mạc miệng để điều trị cho những bệnh nhân bị tổn thương hai mắt, tỷ lệ thành công 70%.

Điều đặc biệt là các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi tạo tấm biểu mô hoàn toàn mới so với các tác giả trên thế giới với chi phí rẻ và không sử dụng vật liệu có nguồn gốc động vật (vốn là nỗi lo của các nhà nghiên cứu trên thế giới). Hiện quy trình đang được đề nghị công nhận quyền sở hữu trí tuệ.

Nhà khoa học nữ Nguyễn Thị Bình cho biết, song hành với việc theo đuổi và phát triển việc nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào để điều trị tổn thương bề mặt nhãn cầu, chị và các đồng nghiệp đang nghiên cứu quy trình nuôi cấy tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson. Bước đầu của công trình này đã có kết quả tốt, hy vọng mang lại niềm vui lớn cho các bệnh nhân bị bệnh Parkinson ở Việt Nam

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phải vượt qua mọi khó khăn, tuân theo quy trình thử nghiệm hết sức nghiêm ngặt, không kể sáng sớm, đêm hôm, thời tiết thay đổi thất thường. Điều này càng khó khăn hơn đối với những nhà khoa học nữ vì họ phải vượt qua cả những hạn chế của nữ giới vì còn phải chăm lo cho gia đình, chồng con…

Vượt qua tất cả những trở ngại đó, PGS.TS Nguyễn Thị Bình luôn nuôi dưỡng, theo đuổi ước mơ chinh phục những “chân trời khoa học” để mang lại niềm hạnh phúc cho đời, cho người…

Không chỉ say mê nghiên cứu khoa học, PGS.TS Nguyễn Thị Bình còn là một giảng viên tận tụy, hết lòng hướng dẫn các nghiên cứu sinh trẻ tìm hiểu các đề tài khoa học có tính ứng dụng, thiết thực trong cuộc sống. Bà luôn khơi dậy, ươm mầm trong lòng các bạn trẻ niềm đam mê sáng tạo và kiên trì theo đuổi các đề tài khoa học mới mẻ, hữu ích nhất.

Dù đã bước sang tuổi 60 nhưng dường như tình yêu nghề nghiệp, ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học vẫn luôn rực cháy trong tâm trí của nhà khoa học nữ Nguyễn Thị Bình khiến bà luôn trăn trở, suy tư về nó.


Bích Lan

Nguồn: http: //vov.vn/xa-hoi