Nữ sinh Đồng Khánh trưởng thành từ hoạt động cách mạng
GS Hoàng Thị Châu sinh năm 1934 tại Tuy Hòa, Phú Yên trong gia đình công chức thời Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ Hoàng Thị Châu đã được người cha dạy bảo: “Con người phải làm cái gì có ích cho xã hội chứ đừng làm giá áo túi cơm”. Lời dạy như một kim chỉ nam để Hoàng Thị Châu sống, học tập và làm việc trong cả cuộc đời mình.
Năm 1945, Hoàng Thị Châu theo gia đình chuyển đến Huế. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, lúc đó mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Hoàng Thị Châu đã tận mắt thấy được đất nước bị xâm lược và tội ác mà Pháp gây ra cho dân tộc. Bởi vậy từ năm 1946 đến năm 1947, cô nữ sinh nhỏ nhắn của trường Đồng Khánh, Huế đã tham gia phong trào thanh niên, học sinh Huế và hoạt động trong đội thiếu niên du kích thành Huế với bí danh cá nhân là “Bình Minh”. Đội thiếu niên du kích thành Huế gồm phần lớn là học sinh, thiếu niên các khu phố nội thành, hoạt động dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông Nguyễn Phương Từ – Thành Đội phó Thành đội Thuận Hóa[1]. Công việc chính của cô khi tham gia cách mạng là làm công tác địch vận, in khẩu hiệu và rải truyền đơn, tổ chức hoạt động cho các đội viên. Năm 1949 cô bị Pháp bắt giam ở Địa Linh, Hương Vinh, Hương Trà. Sau vài ngày bị giam, Pháp không có bằng chứng buộc tội nên phải trả tự do và đưa Hoàng Thị Châu về thành phố Huế. Năm 1952, Hoàng Thị Châu bị Pháp bắt lần thứ hai và bị giam tại Ty cảnh sát Thừa Thiên Huế (khi đó Ty cảnh sát nằm trong Sở Canh nông Huế). GS Hoàng Thị Châu kể lại: “Một người trong Đội thiếu niên du kích thành Huế bị địch bắt và khai ra các trạm liên lạc của ta. Vì vậy tôi bị bắt khi đang ở trạm liên lạc, các thư từ chưa kịp chuyển đi đều bị quân Pháp giữ lại. Tôi bị tra khảo về những cái tên được ghi trên thư. Mặc dù bị Pháp tra khảo, hỏi bí danh, tôi nhất định không chịu nhận. Nếu nhận thì sẽ bị Pháp tra hỏi các cơ sở cách mạng, trạm liên lạc trong nội thành của ta. Tôi bị giam cùng 6 cô gái Huế khác, tranh thủ lúc đi vệ sinh tôi và các cô ấy đã thống nhất với nhau là phải phản cung”[2]. Cũng may, nhờ có áp lực từ những người thân của các cô gái bị giam cùng phòng nên sau 4 tháng bị giam, Hoàng Thị Châu được thả. Trở về, Hoàng Thị Châu tiếp tục học tập và tham gia hoạt động cách mạng. Từ năm 1954 – 1955, Hoàng Thị Châu là Trưởng ban cán sự thanh niên – học sinh ở Huế. Năm 1954, Hoàng Thị Châu thi tú tài nhưng cô nhận được chỉ thị của thành ủy Huế phải thi trượt để ở lại lãnh đạo phong trào thanh niên học sinh Huế thuộc Thành ủy Huế. Bởi vậy phải sang năm 1955, Hoàng Thị Châu mới tốt nghiệp tú tài. Sau đó Hoàng Thị Châu được ông Tôn Thất Dương Kỵ[3] khi đó đang giảng dạy tại trường Khải Định (Quốc học Huế) xin cho vào dạy ở trường Bồ Đề[4].
Qua những bức ảnh, GS.TS Hoàng Thị Châu kể về thời gian bà hoạt động cách mạng tại Huế
Năm 1955, Hoàng Thị Châu bị bắt “hụt” khi đang dạy ở trường Bồ Đề và phải trốn ra ngoài thành để chờ sự chỉ đạo của cấp trên. Hoàng Thị Châu vào ở nhờ khoảng 1 tuần gia đình bà Châu là chị họ bà Sắc – người cùng hoạt động cách mạng với Hoàng Thị Châu. Sau đó Hoàng Thị Châu đến ở nhờ gia đình cô Công Huyền Tôn Nữ Quỳnh Hoa, một gia đình hoàng tộc nhưng tham gia cách mạng. Cũng may, ông Bửu Đáp là bố Quỳnh Hoa lại hoạt động cùng tổ chức Liên Việt với cụ thân sinh của Hoàng Thị Châu, từ đó cụ thân sinh của Hoàng Thị Châu mới biết con gái mình đang ở nhà Quỳnh Hoa. Hoạt động cách mạng của Hoàng Thị Châu bị lộ nên Bí thư liên tỉnh Trị Thiên Huế là ông Lê Minh phải viết giấy giới thiệu cho cô ra Bắc và đề nghị cho cô đi học đại học (năm 1955). Đây cũng là một dấu mốc quan trọng đầu tiên tạo điều kiện để Hoàng Thị Châu được đi học ở Liên Xô. Trước khi Hoàng Thị Châu ra Bắc, bố của cô đến gặp và đưa cho cô 1 chiếc bút máy Parker và 1 vòng tay làm kỷ niệm. GS Hoàng Thị Châu thoáng buồn khi chia sẻ: “Sau ngày hai cha con chia tay tôi không còn gặp lại cha tôi lần nào”[5].
GS Hoàng Thị Châu vẫn nhớ như in những ngày mình vượt tuyến ra Bắc cách đây 60 năm: “Vào tháng 9 ở Huế, Phú Yên trời mưa dầm dề. Tôi đi đường rừng mưa ướt hết áo. Các trạm liên lạc của ta ở rừng đã rút hết chỉ còn lại trạm tạm. Tôi dừng chân tại các trạm này ăn cơm và còn được mang cơm nắm lên đường. Đường rừng có rất nhiều cây mây lại thêm mưa nhiều, đường rất trơn làm mũi bàn chân cắm xuống đất nên nát cả chân. Sau 20 ngày đi bộ ở đường rừng tôi được đặt chân lên đường bằng ở Vĩnh Linh, lúc đó tôi có cảm giác sung sướng đến vô cùng”.
Bước vào “mảnh đất” ngôn ngữ học
Tháng 2-1956, Hoàng Thị Châu được cử về Bộ Đại học làm việc ở bộ phận xét hồ sơ cho người đi học nước ngoài. Sau đó bà học chỉnh huấn ở khu học xá (ở khu vực Đại học Bách khoa ngày nay) 3 tháng. Tháng 8-1956 Hoàng Thị Châu bắt đầu sang Liên Xô. Đoàn học sinh Việt
Sinh viên Hoàng Thị Châu (thứ 4, từ trái) khi học tại ĐHTH Lômônôxốp, 1956-1962
Ngay từ những ngày đầu trên giảng đường đại học, cô sinh viên Hoàng Thị Châu đã xác định cho mình mục tiêu học tập, đó là không phải học vì tấm bằng đỏ mà là học cái gì có thể áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam. Ban đầu Hoàng Thị Châu định học ngành Văn học dân gian bởi cô nghĩ học ngành này khi về nước sẽ được đi nhiều nơi tìm hiểu làng xã Việt
Tiếng Nga, Ba Lan, Tiệp Khắc, … thuộc các nhánh của nhóm ngôn ngữ gốc Xlav. Bởi vậy khi học về ngôn ngữ Nga, Hoàng Thị Châu phải tìm hiểu về tiếng Xlavơ cổ. Liên hệ từ việc này, sinh viên Hoàng Thị Châu nhận thấy muốn tìm hiểu tiếng Việt thì cần phải tìm hiểu thêm tiếng các nước láng giềng như Thái Lan, Myanma, Indonexia… Không bỏ lỡ thời gian, đến năm học thứ 4, Hoàng Thị Châu sang Viện Đông phương học ở gần trường xin vào học tiếng Thái Lan vào các buổi sáng, còn buổi chiều và buổi tối học ở trường. Bên cạnh đó, Hoàng Thị Châu còn tham gia Câu lạc bộ địa danh học thuộc trường ĐH Lômônôxốp và tranh thủ học tiếng Hán cổ. Hoàng Thị Châu muốn học tiếng Inđônêxia nhưng lại không có thời gian đi học nên bà học từ một nghiên cứu sinh ngôn ngữ học người Nga là Lêkômxép. Nghiên cứu sinh này làm luận án về tiếng Việt với đề tài “Cấu trúc câu đơn tiếng Việt”. Lêkômxép học tiếng Inđônêxia sau đó cho Hoàng Thị Châu mượn sách vở và giảng lại bài cho bà. Cũng trong năm học thứ 4, Hoàng Thị Châu có ý định làm khóa luận về ngôn ngữ học lịch sử nên bà đã đến gặp GS Ivalop – giảng viên trường Lômônôxốp đặt vấn đề mời ông làm hướng dẫn, nhưng lĩnh vực này không thuộc chuyên môn của ông nên GS Ivanop từ chối. Vì vậy bà quyết định đổi đề tài. Sang năm học cuối sinh viên Hoàng Thị Châu bắt đầu làm khóa luận. Mục đích ban đầu bà xác định là học gì để ứng dụng được ở đất nước mình nên mặc dù học về ngôn ngữ Nga nhưng Hoàng Thị Châu lại quyết định làm khóa luận về đề tài tiếng Việt. Được sự gợi ý của NCS Lêkômxép, bà quyết định làm khóa luận với đề tài “Ranh giới từ trong tiếng Việt”, dưới sự hướng dẫn của GS Kuzôxốp. Bà chia sẻ: “GS Kuzôxốp là người rất thoải mái, ông chấp nhận việc tôi làm đề tài khóa luận về tiếng Việt mặc dù tôi học về tiếng Nga. Và đây cũng là một đề tài khó mà về sau này cũng chưa ai có thể giải quyết một cách triệt để vấn đề ranh giới từ”[8].
Để thực hiện đề tài này Hoàng Thị Châu phải đọc rất nhiều tài liệu ở trường và thư viện Văn học nước ngoài ở gần trường. Cũng nhờ biết 3 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga nên Hoàng Thị Châu dễ dàng tiếp cận tài liệu. Đặc biệt bà đọc rất nhiều các tập san nghiên cứu về Việt
Gần 50 năm giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực địa danh học, phương ngữ học, ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số, phương pháp dạy tiếng Việt, GS.TS Hoàng Thị Châu đã xuất bản khoảng 7 cuốn sách, công bố 65 tiểu luận và báo cáo khoa học, chủ nhiệm 3 đề tài cấp nhà nước và 1 đề tài nhánh cấp quốc gia. Bà đã được tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học công nghệ (2005)… GS.TS Hoàng Thị Châu chia sẻ: “Sự giáo dục của gia đình là rất quan trọng để tôi theo cách mạng và sau đó được nhà nước tạo điều kiện cho đi học ở Liên Xô – đó là điểm xuất phát quan trọng để đưa tôi đến công tác giảng dạy và nghiên cứu ngành ngôn ngữ”[12].
Lê Thị Hoài Thu
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam
* GS.TS Hoàng Thị Châu, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ngôn ngữ học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
[1] Văn Hương, “Người chiến sĩ của Đội thiếu niên du kích thành Huế”, báo Quân đội Nhân dân, số 157, tháng 1-2007.
[2] Ghi âm hỏi thông tin GS.TS Hoàng Thị Châu ngày 15-10-2015, tài liệu lưu tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[3] Nguyên Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh lực lượng Dân tộc, Dân chủ và hòa bình Việt Nam (1968-1976).
[4] Trường Bồ đề là một hệ thống giáo dục tư thục của Phật giáo Việt Nam do Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất điều hành thời Việt Nam Cộng hòa.