Năm 2010, theo chuyên đề nghiên cứu các bác sĩ học tập tại trường Đại học Y khoa Hà Nội từ năm 1950, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã đặt vấn đề nghiên cứu với GS.TS Trần Đỗ Trinh. Mặc dù lúc này căn bệnh về tim và phổi đã lấy đi một phần sức khỏe nhưng ông vẫn nhiệt tình làm việc với Trung tâm.
GS.TS Trần Đỗ Trinh sinh ngày 11-11-1930 trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Năm 1950, ông được quân đội cử đi học tại trường Đại học Y khoa Hà Nội sơ tán ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ông đã từng kể rằng: Học Đại học Y khoa trong thời kỳ kháng chiến gian khổ nên mọi thứ đều thiếu thốn. Rất may, các anh khóa trên có mang theo tài liệu từ Hà Nội, nên tôi đã mượn và chép vào sổ để học[1]. Để đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Pháp nên khi mới học năm thứ hai (1952), khóa học của ông được phân công đi theo các chiến dịch. Hòa bình lập lại (1954), khóa sinh viên các ông về Hà Nội tiếp tục học tập và ông tốt nghiệp năm 1958. Mặc dù việc học tập bị ngắt quãng nhưng những năm phục vụ thời chiến giúp ông tích lũy được nhiều kiến thức từ thực tiễn.
Vào tháng 8 năm 2010, trong kế hoạch chuyên môn nghiên cứu theo các chuyên đề, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
Với một phong thái điềm đạm, nhẹ nhàng, trong những buổi làm việc tiếp sau đó với nghiên cứu viên Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, GS Trần Đỗ Trinh như thả hồn vào những câu chuyện trong quá trình nghiên cứu khoa học tim mạch và tổ chức quản lý mà ông từng trải qua.
Năm 1958, là sinh viên mới ra trường, Trần Đỗ Trinh được phân công công tác tại phòng khám Tim mạch, khoa Nội, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội. Một kỷ niệm trong nghề ở thời gian này, ông đã từng chia sẻ với chúng tôi: dưới sự phân công của GS Đặng Văn Chung, bác sĩ Đỗ Trinh trực tiếp được báo cáo bệnh án của bệnh nhân hẹp van hai lá tại buổi hội chẩn ở Bệnh viện Việt – Đức. Vì đây là ca mổ tim đầu tiên nên buổi hội chẩn có các bác sĩ nội khoa, ngoại khoa và đặc biệt có cả các giáo sư nước ngoài cũng tham dự. Cuộc hội chẩn do GS Tôn Thất Tùng chủ trì, và tất cả ý kiến đều nói bằng tiếp Pháp. Đây là trường hợp bệnh nhân do bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã theo dõi trực tiếp nên ông nắm rất rõ tình trạng và triệu chứng bệnh. Những trình bày chi tiết về bệnh án của bác sĩ Trần Đỗ Trinh đã giúp các nhà khoa học thảo luận và đưa ra phương pháp mổ tối ưu nhất. Ca mổ tim do GS Tôn Thất Tùng thực hiện thành công năm 1958 đã gây được tiếng vang lớn không chỉ trong nước mà cả thế giới.
Bác sĩ Trần Đỗ Trinh thăm khám cho bệnh nhân
tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội (khoảng những năm 1970)
Xuất phát từ thực trạng máy điện tâm đồ được đặt ở Bệnh viện Ung thư không ai sử dụng, cũng trong năm 1958, ông Trinh đã tham khảo tài liệu để học cách sử dụng loại máy này. Và điều khó khăn nhất mà ông gặp phải là ý nghĩa của các đồ thị biến thiên trên máy, đã phản ánh bệnh lí của tim trong những trường hợp cụ thể như thế nào… Từ đó, ông đã tổng kết và nghiên cứu trên khoảng 700 bệnh nhân, người bình thường để làm số liệu cho các công trình nghiên cứu: Điện tâm đồ bình thường ở người Việt Nam, Giá trị chẩn đoán các điện tâm đồ bệnh lý… trên cơ sở đó ông đã xuất bản cuốn sách Chẩn đoán điện tâm đồ (1963), Điện tâm đồ trong lâm sàng (1972), Hướng dẫn đọc điện tim (1977).
Điện tâm đồ giúp người bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh khác nhau về tim trong đó có bệnh rối loạn nhịp tim. Và phương pháp điều trị mà ông và đồng nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng rộng rãi vào năm 1973 là:
Sốc điện (chữa bệnh rối loạn nhịp tim nhanh) và,
Cấy máy tạo nhịp vào tim để điều trị cho bệnh nhân bị loạn nhịp tim chậm.
Các nghiên cứu này của ông đã được xuất bản thành sách để phổ biến rộng rãi trong ngành tim mạch: Sốc điện (1981), Những rối loạn nhịp tim (1982), Tạo nhịp tim (1983)…
Đây là hai vấn đề nghiên cứu mà trong những buổi làm việc với Trung tâm, GS.TS Trần Đỗ Trinh đã rất tâm đắc chia sẻ. Đóng góp của ông đã mở ra những bước đi tiếp theo cho chuyên ngành Tim mạch và góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân…
Chủ nhiệm khoa Tim mạch Trần Đỗ Trinh giới thiệu với Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh về một trường hợp được điều trị bằng phương pháp sốc điện
Và rồi năm 1972, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho những bệnh nhân mắc bệnh tim, Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch đã thành lập khoa Tim mạch. Khoa Tim mạch được tách ra từ khoa Nội, Bệnh viện Bạch Mai do GS Đặng Văn Chung phụ trách và bác sĩ Trần Đỗ Trinh phụ tá, đến năm 1975 GS Trần Đỗ Trinh là Chủ nhiệm khoa. Năm 1989 Viện Tim mạch được thành lập do GS.TS Trần Đỗ Trinh làm Viện trưởng. Sau đó, ông còn đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội Tim mạch Việt
Nhắc đến GS Trần Đỗ Trinh là nhắc đến một con người mà những nghiên cứu và đề xuất của ông đã tạo nên những bước ngoặt của chuyên ngành tim mạch ở Việt
Nguyễn Thị Phương Thúy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[1] Phỏng vấn GS.TS Trần Đỗ Trinh ngày 22-4-2010, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt