Một nữ Tiến sĩ tận tâm với Tây Nguyên

75482 images614564 1 nu tien si Một nữ Tiến sĩ tận tâm với Tây Nguyên
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lư. Ảnh: Ngọc Vũ

Đối với người làm nghiên cứu khoa học ngoài vững về chuyên môn nghiệp vụ, cần nhất là đức tính cần mẫn và chăm chỉ. Bà chia sẻ: “Khi còn theo học bên Liên Bang Nga, hầu hết thực tập nghiên cứu sinh cao cấp, đa phần là nghiên cứu độc lập. Các giáo sư hướng dẫn chỉ gặp gỡ định kỳ và những khi có việc quan trọng. Khi trao đổi thì cũng định hướng xung quanh việc tháo gỡ và tìm ra cách giải quyết. Thời gian còn lại, các du học sinh là tự nghiên cứu sách vở, học hỏi bạn bè là chính. Đó cũng là một phương pháp học giúp tôi rèn giũa tính độc lập trong các nghiên cứu của mình. Ngoài ra, tôi cũng học hỏi được ý chí và tinh thần tự học của người Nga trong rất nhiều lĩnh vực từ văn hóa, cách ứng xử hay của họ”.

Với hàng chục công trình nghiên cứu tâm huyết tầm cỡ, hướng dẫn góp ý đề tài, ý kiến cho các đề tài, luận văn là thạc sĩ đầu ngành. Ngoài ra, bà còn tham gia nhiều hội thảo lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các vấn đề về núi lửa, sóng thần, động đất. Riêng Tây Nguyên bà có gần 5 công trình nghiên cứu về các khu vực có “triệu chứng” bất thường. Bà đã nhiều lần đi thực địa khảo sát sơ bộ khu vực miền Trung và Tây Nguyên phục vụ các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Mới đây, cuộc khảo sát chi tiết với sự chú ý đặc biệt về các dấu tích núi lửa và các điểm nước nóng ở hai khu vực là núi Hàm Rồng, Biển Hồ nhằm bổ sung các dữ liệu về địa nhiệt phục vụ nghiên cứu cho tỉnh nhà.

Tuy thời gian biểu luôn dày kín nhưng bà vẫn dành 1 khoảng thời gian để viết cho nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Các bài báo được các chuyên gia đánh giá rất cao vì chiều sâu về Tây Nguyên cùng nhiều nhà khoa học tên tuổi như: PGS, TS. Cao Đình Triều, TS. Ngô Gia Thắng, Kỹ Sư Trần Duy Phiên (Viện Nghiên cứu Khoa học Việt Nam).

75482 images614565 1 nhom khao sat Một nữ Tiến sĩ tận tâm với Tây Nguyên
Nhóm nghiên cứu đi khảo sát tại Đak Lak. Ảnh: Ngọc Vũ

Với bà: “Khoa học, cần phải có trách nhiệm, làm việc bằng một cái tâm trong sáng chứ không vì danh lợi. Nhờ khá thành thạo tiếng Anh, Nga nên có thể trao đổi, học hỏi thêm một số nhà khoa học hàng đầu, như vậy mình có thể biết thêm nhiều cái mới hỗ trợ thực tiễn và lý thuyết góp phần cho sự tiến bộ của nước nhà”.

Theo bà, lĩnh vực nghiên cứu rất thú vị và hấp dẫn, nhưng cũng đầy khó khăn, vì tính chất nghề nghiệp. Những áp lực rất nặng về nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, nhất là đối với phụ nữ. Gần đây, trên thế giới các thảm hoạ động đất, sóng thần ngày một gia tăng, nhất là đối với khu vực Đông Nam Á. Như thảm hoạ do động đất, sóng thần ở Honshu, Nhật Bản ngày 11-3-2011, magnitude (M)=8,8 độ Richter đã gây tổn thất vô cùng nghiêm trọng về người, của và phá huỷ môi trường. Trong khi đó, tại Gia Lai nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề dự báo động đất, núi lửa. Lĩnh vực mà dư luận xã hội rất quan tâm.

Bà cho biết thêm về công trình tâm huyết mình đang nghiên cứu nhằm “Xây dựng bộ chương trình thử nghiệm dự báo ngắn hạn động đất trên cơ sở mô hình thống kê kết hợp sử dụng các phương pháp vật lý kiến tạo, áp dụng đối với lãnh thổ Việt Nam và các vùng châu Á lân cận”. Nếu thành công sẽ giúp rất nhiều trong việc dự đoán, góp phần phát triển kinh tế bền vửng hơn.

GSTS Châu Văn Minh- Ủy viên Trung ương Đảng- Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói: Đây là công trình mà ông trực tiếp đặt hàng cho Viện và Tiến sĩ thực hiện. Không những thể hiện một sự quan tâm đặc biệt đến công tác nghiên cứu mà còn thể hiện sự định hướng và đầu tư đúng đắn cho những lĩnh vực nghiên cứu. Giúp dư luận đang quan tâm đến vấn đề núi lửa ở Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung có một nhận thức đúng về vùng đất mình đang sinh sống.

Hơn 30 năm, bà đã đi con đường này với sự phấn đấu, học tập kiên trì không mệt mỏi. Niềm vui khi bà đang đào tạo và để lại cho Viện, cho đất nước mình một chút di sản thừa kế- đó là một vài nhà khoa học trẻ tâm huyết trong lĩnh vực- “Đó là món quà quá đủ cho những người làm khoa học”, bà tâm sự.

 

Ngọc Vũ

Nguồn: blog.igialai.com/2012/01/13/mo-t-nu-tien-si-tan-tam-voi-tay-nguyen/