“Tôi đặc biệt ấn tượng với hoạt động của Trung tâm”

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu Khoa học lưu trữ, từng hiểu rõ thực trạng công tác lưu trữ ở nước ta hiện nay cũng như hoạt động lưu trữ ở các nước tiên tiến, ông cho rằng đây là một Trung tâm lưu trữ ngoài công lập tốt nhất ở nước ta mà ông từng biết. Đã từng nghe nói về Trung tâm, nhưng trực tiếp đến thăm Trung tâm, ông mới thấy những điều mình biết mới chỉ là một phần nhỏ. Trung tâm lưu giữ tư liệu, hiện vật phản ánh lịch sử cuộc đời của các nhà khoa học chính là lưu giữ di sản cho toàn xã hội. Đối với các nước phương Tây, như ở Nga chẳng hạn, để được đưa vào Trung tâm lưu trữ nhà nước không phải chuyện đơn giản, cần rất nhiều kinh phí, thậm chí cá nhân muốn được lưu trữ phải nộp tiền. Vậy nhưng, tại nước ta do xã hội chưa nhận thức đúng đắn nên việc sưu tầm, lưu giữ còn gặp nhiều khó khăn.

 

GS Nguyễn Văn Thâm đặc biệt ấn tượng với những tư liệu, hiện vật

  đang lưu trữ trong các kho của Trung tâm

GS Nguyễn Văn Thâm đánh giá cao các kho bảo quản của Trung tâm và ở một khía cạnh nào đó, ông  thấy rất ấn tượng bởi Công tác sưu tầm, lưu trữ của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam rất bài bản. Tuy nhiên, cần mở rộng hơn nữa công tác tuyên truyền để xã hội hiểu hơn và ủng hộ nhiều hơn. “Bản thân tôi là một chuyên gia lưu trữ mà đến bây giờ tôi mới hiểu hết những công việc mà Trung tâm đang làm là đáng trân trọng như vậy” – ông nói. Việc chúng ta quảng bá không phải nhằm mục đích khuếch trương mà nhằm để xã hội hiểu hơn về công việc mà Trung tâm đang làm. Bên cạnh đó, sau một thời gian, chúng ta có thể đưa những hiện vật, tư liệu đã có được ra trưng bày, phục vụ xã hội.

Ngoài ra, GS Nguyễn Văn Thâm cũng trao đổi thêm một số vấn đề trong Dự thảo Luật lưu trữ còn chưa được làm rõ, chưa đầy đủ.

 

 

 GS Nguyễn Văn Thâm khẳng định rằng Trung tâm cần nhiều hơn nữa sự ủng hộ từ xã hội

Kết thúc buổi nói chuyện, GS Nguyễn Văn Thâm nhận xét rằng: “Trung tâm ra đời là sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ về lưu trữ. Tuy nhiên, cần có sự ủng hộ nhiều hơn nữa của xã hội để  hoạt động của Trung tâm ngày càng có ích hơn cho công tác lưu trữ nói chung và việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ. Nếu chúng ta không làm được điều này, hoặc những công việc này không được đánh giá đúng, có thể chúng ta đã  vứt đi một di sản văn hóa quý báu của đất nước”.

Trình Sỹ Anh Dũng

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam