Hơn 30 năm qua, PGS Lê Ngọc Tú vẫn giữ bản quyết định số 825, ngày 5-9-1984 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp[1] về việc cử ông sang Pháp thực tập 1 năm. Bản quyết định này có ý nghĩa quan trọng với PGS Lê Ngọc Tú, bởi nó là dấu mốc của lần đầu tiên ông chính thức được cử ra nước ngoài thực tập kể từ ngày công tác tại trường Đại học Bách khoa năm 1957. Với nhiều cán bộ giảng dạy khác, việc được cử ra nước ngoài học tập, nghiên cứu là điều rất bình thường, nhưng với ông Lê Ngọc Tú, điều bình thường đó lại không dễ dàng. Bởi thành phần Lê Ngọc Tú xuất thân trong gia đình địa chủ. Cũng bởi lý lịch như vậy nên ông gặp nhiều khó khăn trong học tập, công tác. Vì thế ông chưa một lần dám "mơ" sẽ được đi nghiên cứu sinh hay thực tập ở một nước nào đó, đặc biệt là sang một nước tư bản như Cộng hòa Pháp lúc bấy giờ. Ông Lê Ngọc Tú từng thổ lộ với một số đồng nghiệp cùng cảnh ngộ rằng "giá như mình chỉ cần một lần lên xe đi đến biên giới, rồi mang vali xuống xe đứng quay mặt nhìn về Hà Nội cũng đã mãn nguyện!".
Bản quyết định cử đi thực tập tại Pháp của PGS Lê Ngọc Tú, năm 1984
Nhưng rồi cơ hội cũng đến với ông. Năm 1982, Viện Đại học Quốc gia Bách khoa
Tranh thủ hiệp nghị hợp tác, trường Đại học Bách khoa Hà Nội mở khóa đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ giảng viên được cử sang Pháp và những người có nhu cầu học. Tuy không dám "mơ" sẽ được sang Pháp, nhưng ông Lê Ngọc Tú vẫn đăng ký tham gia khóa học này. Việc học tiếng Pháp đối với ông tương đối thuận lợi, từ hồi học lớp ba ông đã được học môn học này nên có vốn tiếng Pháp cơ bản, chỉ sau một thời gian ngắn ông được cấp chứng chỉ tiếng Pháp.
Từ năm 1982-1984, đã có hai đoàn thực tập sinh, nghiên cứu sinh Việt
PGS Lê Ngọc Tú
Được sự ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, ông Lê Ngọc Tú đăng ký học thêm tiếng Pháp với một thầy giáo từng công tác ở Đại sứ quán Việt
Tháng 7 năm 1984, đoàn giáo sư của Viện Đại học Quốc gia Bách khoa
Nhưng điều bất ngờ cũng xảy ra, PGS Lê Ngọc Tú cùng ông Nguyễn Minh Hiển[3], Đỗ Văn Bá (Chủ nhiệm khoa Kỹ thuật hóa học) cùng nhận được quyết định cử đi thực tập tại Pháp của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ngày 5-9-1984. Cảm giác vui sướng, hồi hộp còn kéo dài không chỉ với ông Lê Ngọc Tú mà với cả những người được cử sang Pháp khi đó: Suốt cả tháng 10, 11, đầu tháng 12 chúng tôi những người ở trong diện được Pháp chấp nhận, bàn bạc với nhau cử người hàng tuần lên Vụ Hợp tác khoa học và Đối ngoại của Bộ để dò hỏi tin tức[4]. Giữa tháng 12-1984, ông Lê Ngọc Tú nhận được thông báo sẽ lên đường sang Pháp vào ngày 20-12-1984, trong khi ông Nguyễn Minh Hiển và Đỗ Văn Bá sang Pháp trước một tuần. Đó là niềm vui lớn đối với ông Lê Ngọc Tú sau nhiều năm cống hiến kể từ khi trường Bách khoa thành lập: Suốt một tuần, ngoài hai ngày sang Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội làm thủ tục và visa còn thì nao nức không ăn vẫn no, đêm thao thức không sao chợp mắt được. Hóa ra niềm vui đến bất ngờ cũng làm không ăn không ngủ được[5].
Sáng sớm ngày 20-12-1984, ông Lê Ngọc Tú có mặt ở sân bay Nội Bài, Hà Nội để bay vào TP Hồ Chí Minh, từ đó bay sang Pháp. Nhưng đến trưa ông mới được lên máy bay vì phải nhường chuyến bay sớm cho một đoàn thể thao của CHDC Đức. Đến sân bay Charles-de-Gaulle, ông Lê Ngọc Tú được cán bộ của Đại sứ quán Việt
Ngay khi đặt chân đến
Suốt một năm thực tập tại Pháp, ông Lê Ngọc Tú cùng GS Cheftel nghiên cứu, thí nghiệm chả cá kamaboco bằng nhiều loại cá khác nhau. Hàng tháng ông Lê Ngọc Tú đều ra chợ mua nhiều loại cá khác nhau làm thí nghiệm. Cá mua về lọc bỏ xương, ngâm trong nước lạnh 4-50C khử tanh rồi nghiền mịn, trộn với tinh bột, gia vị và đóng khuôn cho vào máy gia nhiệt hấp chín. Công đoạn quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất là tiến hành phân tích các chỉ số vật lý, hóa học dựa trên các số liệu của máy phân tích bằng kiến thức chuyên môn. Sản phẩm được làm từ mỗi loại cá khác nhau đều cóphải áp dụng các phương pháp vật lý, hóa học khác nhau, cũng như nhiều máy móc để kiểm tra phân tích. Bên cạnh đó ông Lê Ngọc Tú cũng tranh thủ tham gia các buổi seminar do GS Cheftel tổ chức và các buổi bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Languedoc để cập nhật kiến thức
Ông Lê Ngọc Tú nhận thấy chương trình học của các trường đại học ở Pháp so với Việt Nam không chỉ khác về cách thức đào tạo mà nội dung cũng có sự khác biêt lớn. Sinh viên có thể học năm thứ nhất, thứ hai ở bất cứ trường nào thấy thuận tiện và thi lấy chứng chỉ. Sau đó có thể cầm chứng chỉ đến ghi danh học tiếp ở một trường khác. Những sinh viên học xuất sắc từ năm thứ 4 và thứ 5 đã được học cao học để lấy bằng thạc sĩ và sau đó làm tiến sĩ. Trong khi đó về nội dung, thực tập sinh Lê Ngọc Tú phát hiện có những vấn đề của hóa học thực phẩm rất quan trọng nhưng sinh viên Việt Nam chưa được học, thậm chí chưa có tài liệu tham khảo. Vì vậy ông dành thời gian lên thư viện tìm đọc những tài liệu này và ghi chép cẩn thận. Đó là những tài liệu hết sức quan trọng giúp ông Lê Ngọc Tú vận dụng xây dựng chương trình, cũng như nội dung học cho sinh viên khoa Kỹ thuật thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội sau này.
Sau một năm thực tập và tiến hành nghiên cứu trên nhiều loại cá khác nhau, ông Lê Ngọc Tú cùng GS Cheftel đã hoàn thành đề tài nghiên cứu với cá baleine. Đây là loại cá cho chất lượng sản phẩm cao nhất và đáp ứng được các yêu cầu về tính chất vật lý và hóa học. Báo cáo khoa học sau đó của ông Lê Ngọc Tú được GS Cheftel đánh giá cao. Kết thúc chương trình thực tập, GS Cheftel có ý định gửi ông Lê Ngọc Tú đến một trường đại học khác ở thành phố Marseille để tiếp tục thực tập, nhưng ông từ chối và trở về nước để công tác. Bởi được thực tập tại Pháp một năm đã là vinh hạnh rất lớn đối với ông Lê Ngọc Tú, đó là điều trước đây ông chưa bao giờ nghĩ đến. Với những kiến thức về hóa học thực phẩm tiếp thu được, về nước PGS Lê Ngọc Tú bắt tay vào biên soạn cuốn giáo trình Hóa học thực phẩm và lần đầu tiên đưa nội dung hoạt độ của nước vào giáo trình phục vụ giảng dạy cho cả sinh viên và học viên cao học.
Chuyến thực tập đã để lại cho PGS Lê Ngọc Tú nhiều cảm xúc, không chỉ thỏa ước mơ được ra nước ngoài mà quan trọng hơn ông đã tiếp thu được những kiến thức mới để phục vụ công tác giảng dạy. PGS Lê Ngọc Tú chia sẻ: Sau một năm làm việc với GS Cheflel tôi đã vỡ ra được nhiều điều, khác với những điều đã biết qua sách báo và qua những người đã tu nghiệp ở Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Bản thân đã thấy lớn lên và sáng lên trong chuyên môn, mặc dầu trước khi sang Pháp tôi đã được phong học hàm Phó giáo sư rồi[6].
Lê Nhật Minh
__________________________
[1] Năm 1990, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp sáp nhập với Bộ Giáo dục thành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Sau là Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
[3] Sau là GS.TS Nguyễn Minh Hiển, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[4] Lê Ngọc Tú, Hồi ký con số 2 đặc biệt, 2017, tr. 30, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam.
[5] Lê Ngọc Tú, Hồi ký con số 2 đặc biệt , 2017, tr. 31, đã dẫn.
[6] Lê Ngọc Tú, Hồi ký con số 2 đặc biệt, 2017, tr 36, đã dẫn.