Trên thế giới nói chung, ở Việt
Thời kỳ đó, các nhà nội khoa đã tổ chức nhiều hội nghị khoa học nhằm trao đổi để tìm ra cách chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hữu hiệu. GS Tạ Long cho biết: Ở các bệnh viện, bác sĩ cũng chỉ cho bệnh nhân uống nghệ mật ong hoặc viên tagamet, khi họ đau quá thì được tiêm atropin chứ chưa có thuốc đặc hiệu. Trong quân đội rất phổ biến cách hỗ trợ điều trị là cho những người bị đau dạ dày ăn cơm nếp, uống sữa… nhưng không giải quyết được bệnh, chỉ một thời gian ngắn, họ lại quay trở lại bệnh viện. Với những trường hợp bệnh nhân được điều trị khỏi, theo thống kê, có tới 50% bị tái phát[1].
Giáo sư Tạ Long cho biết, bấy giờ có ba nhóm thuốc chính điều trị nội khoa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, gồm: Các thuốc ức chế các tế bào tiết axit-pepsin, đứng đầu là Metidin, Ramitidin…; Các thuốc chống axit, trung hòa axit, đứng đầu là muối aluminium, magie, Ca… Nhiều biệt dược nước ngoài kết hợp các muối như Mylanta, Maalox…, các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày… Tuy nhiên, các loại thuốc trên đều phải nhập khẩu, rất đắt tiền nên có tình trạng người bệnh sử dụng không đủ liều lượng và thời lượng theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến bệnh vẫn dai dẳng, nguy cơ tái phát vẫn luôn tiềm ẩn. Những bệnh nhân nặng thường phải phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày. Thực tế đó đã thôi thúc BS Tạ Long quyết tâm nghiên cứu điều chế thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nhưng để nghiên cứu, cần phải có nhân lực với trang thiết bị phù hợp. Trong quá trình tra cứu, tìm hiểu, tình cờ BS Tạ Long đọc được tài liệu giới thiệu các trung tâm nghiên cứu về tiêu hóa, gan mật của Pháp, các trung tâm này có mối liên kết chặt chẽ với các bệnh viện. Đặc biệt, tài liệu ấy còn chỉ rõ các bước cần chuẩn bị (nhân sự, trang thiết bị) và hướng nghiên cứu của một đơn vị nghiên cứu. Do vậy, BS Tạ Long đã dịch các bài giới thiệu ấy sang tiếng Việt và dùng làm tài liệu để thuyết phục Cục trưởng Cục quân y Võ Văn Vinh phê chuẩn đề nghị thành lập một trung tâm nghiên cứu tiêu hóa.
Năm 1979, Trung tâm Nghiên cứu tiêu hóa thuộc Viện Nghiên cứu y học quân sự được thành lập. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu về các bệnh tiêu hóa trong quân đội như trĩ, viêm loét dạ dày tá tràng… Sau đó, được Cục Quân y cho phép, Trung tâm đã kết hợp với khoa Tiêu hóa của Viện Quân y 354 tiến hành nghiên cứu trực tiếp trên 20 giường bệnh tại Viện này. Cán bộ của Trung tâm gồm BS Tạ Long, BS Phí Văn Tâm, BS Mai Đức Hoàn, DS Chu Tuấn Thanh, BS Võ Minh Đạo (con Cục trưởng Võ Văn Vinh), kỹ thuật viên: Nguyễn Thị Oanh, Phượng, Nguyễn Thị Tâm và một số công vụ. Sau đó, quân số của Trung tâm tăng lên khoảng 20 người. Trên cơ sở nghiên cứu điều trị tại Viện Quân y 354, BS Tạ Long cùng cán bộ của Trung tâm trực tiếp đến các đơn vị quân đội khám sàng lọc, phân loại các loại bệnh tiêu hóa (như trĩ, viêm loét dạ dày tá tràng…), thống kê tỉ lệ mắc, nguyên nhân, điều chỉnh thuốc để đưa ra cách chữa trị…, nhằm nâng cao chất lượng và giờ làm việc của quân nhân, giảm số ngày nghỉ do bệnh tiêu hóa.
Đến năm 1982, BS Tạ Long được giao kiêm nhiệm phụ trách khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Quân y 354. Cũng thời gian ấy, BS Tạ Long gặp Dược sĩ Nguyễn Xuân Thanh (công tác tại Phòng Dược chính, Cục Quân y), hai ông bàn bạc để cùng nhau nghiên cứu sản xuất thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc. Theo hai ông, vấn đề đặt ra là, cần nghiên cứu điều chế một dạng thuốc phù hợp, có tác dụng điều trị tốt bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng.
Các ông nghiên cứu thấy các chế phẩm nhập khẩu thường chỉ chứa 1 thành phần (viên nhôm hydroxit của Trung Quốc và Hungaria) hay 2 thành phần (nhôm hydroxit và dẫn chất của magie) và được điều chế dạng hỗn dịch vì tồn tại ở dạng này các thành phần mới phát huy được hết đặc tính sinh học của mình. Cá biệt có chế phẩm của Thụy Điển có chứa 3 thành phần là: nhôm hydroxit, magie cacbonat, và canxi cacbonat kết tủa[2]. Trong đó, những hợp chất nhôm và magie, cho tới những năm 80, vẫn giữ vai trò và vị trí quan trọng trong thành phần các loại thuốc chữa bệnh viêm dạ dày, tá tràng của nhiều nước trên thế giới, như Mylanta, Maalox, Phosphalugel, Amalgel…
Ở trong nước, nhôm và magiê là những nguyên liệu sẵn có nhưng ít được quan tâm và cũng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thỏa đáng về dược tính của nó. Riêng mai mực là thứ nguyên liệu đã được người xưa dùng làm thuốc chữa nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết… Tức là mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp và cầm máu, nhưng chưa được dùng chữa bệnh dạ dày. Do vậy, BS Tạ Long và DS Nguyễn Xuân Thanh đã chọn kết hợp ba thành phần hydroxit aluminium, hydroxit magie và mai mực. Mai mực là thành phần hoàn toàn khác biệt của loại thuốc này so với thuốc ngoại nhập, trong đó chứa canxi cacbonat dạng tự nhiên (canxi cacbonat trong thuốc của Thụy Điển là dạng tinh khiết), có tác dụng chống viêm, cầm máu.
Ở nước ta, việc sản xuất chế phẩm có 3 thành phần ở dạng hỗn dịch rất khó khăn và ít tiện dụng. Để đáp ứng yêu cầu thực tế của Việt Nam, BS Tạ Long và DS Nguyễn Xuân Thanh chọn dạng thuốc viên nhưng phải được nhiệt đới hóa cho tiện dụng và bảo quản lâu dài trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Đồng thời, nó cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu như giải phóng hoạt chất nhanh để có tác dụng giống dạng hỗn dịch; khống chế được khả năng antacid theo mong muốn; bền vững với khí hậu nhiệt đới của nước ta[3].May mắn là DS Nguyễn Xuân Thanh làm việc ở phòng Dược chính của Cục Quân y nên có điều kiện sản xuất thử mẫu nhỏ dựa trên thiết bị của phòng. Hai ông góp tiền mua nguyên liệu, mỗi lần sản xuất thử khoảng vài trăm viên thuốc, DS Nguyễn Xuân Thanh có nhiệm vụ kiểm tra tác dụng của thuốc trên thực nghiệm. Sau khi có kết quả tốt trên thực nghiệm, được sự cho phép của Ban lãnh đạo Viện Quân y 354, BS Tạ Long tiến hành thử nghiệm trên bệnh nhân ở khoa Tiêu hóa, Viện Quân y 354. Theo dõi, đánh giá tác dụng trên lâm sàng, ông thấy bệnh nhân giảm đau tốt, không có phản ứng phụ.
Năm 1984, Cục Quân y điều chuyển Trung tâm Nghiên cứu tiêu hóa về Viện Quân y 108, trở thành khoa Nghiên cứu tiêu hóa của Viện. Năm 1985, BS Tạ Long được giao phụ trách cả khoa Nghiên cứu tiêu hóa và khoa điều trị về tiêu hóa. Do vậy, việc nghiên cứu thuốc tiếp tục được BS Tạ Long cùng cán bộ của khoa và DS Nguyễn Xuân Thanh thực hiện tại Viện Quân y 108 như một đề tài nghiên cứu khoa học của Viện. BS Tạ Long và DS Nguyễn Xuân Thanh thống nhất chọn tên sản phẩm thuốc là Almaca (là từ ghép của các từ: A là aluminium, ma là magie, ca là calcium), chính thức đưa vào công trình nghiên cứu "Đánh giá tác dụng của viên Almaca trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng" do BS Tạ Long là Chủ nhiệm. Và đến khoảng năm 1985-1986 mới có phương tiện để chứng minh tác dụng của thuốc qua nội soi dạ dày. Đến giữa năm 1986, khoa Tiêu hóa đã thử nghiệm viên thuốc trên 400 bệnh nhân của Viện Quân y 108 và có kết quả tốt, trên 80% số bệnh nhân, trong đó khoảng 77% đã hết loét hoặc gần liền sẹo, đặc biệt thuốc không có tác dụng phụ.
Ngày 13-8-1986, công trình nghiên cứu trên được Hội đồng khoa học kỹ thuật Viện Quân y 108 tổ chức xét duyệt, nghiệm thu. Hội nghị kết luận công trình tiến hành công phu, nghiêm túc, thận trọng, có chất lượng khoa học, kết quả điều trị tốt. Hội đồng nhất trí kiến nghị với cấp trên phê chuẩn sản xuất viên Almaca sử dụng trong toàn quân; công nhận quyền tác giả và quyền lợi về sáng chế, sáng kiến theo quy định của Nhà nước. Ngày 25-8-1986, Viện trưởng Viện Quân y 108 gửi công văn đến Viện Kiểm nghiệm, Bộ Y tế đề nghị kiểm nghiệm mẫu thuốc Almaca.
Viên nén Almaca được giới thiệu tại Hội chợ triển lãm kinh tế – kỹ thuật Việt
BS Tạ Long và các kỹ thuật viên dùng ống nội soi kiểm tra tác dụng của thuốc trực tiếp trên bệnh nhân
Để giải quyết vấn đề bảo quản thuốc trong môi trường nhiệt đới ẩm (tức là quá trình nhiệt đới hóa sản phẩm) và tình trạng thuốc khó tan, nhóm tác giả phải tối ưu hóa trong lựa chọn chất bổ trợ (chất kích tan, chất tạo thể), không dùng nhôm và magiê hydroxit ở thể gel hoàn chỉnh mà dùng nó ở thể có một phần tạo gel nhằm khống chế khả năng antacid (đây là điểm khác biệt thứ hai của viên thuốc này so với thuốc ngoại nhập). Phần tạo gel đó cũng phải được bảo tồn ở thể khô cho nên phải có chất ổn định nó. Nhóm tác giả đã lựa chọn chất ổn định, được quy ước tên gọi là B2 với tỷ lệ rất nhỏ đáp ứng được yêu cầu trên. Tuy nhiên, viên thuốc chứa các thành phần nhôm hydroxit, magie, mai mực và chất ổn định gel khô B2 nên thời gian thuốc tan khá lâu là 60 giờ. Do vậy, cũng như các viên thuốc ngoại nhập thời điểm ấy, bệnh nhân phải nhai thuốc mới có tác dụng. Một vài người không nhai mà nuốt, vì viên thuốc rắn khó tan nên tác dụng giảm đau ít, có những người bệnh khi đi ngoài vẫn còn nguyên viên thuốc. Đó chính là nhược điểm mà các ông phải tìm cách giải quyết. GS Tạ Long chia sẻ: Nguyên nhân khiến viên thuốc khó tan là do thành phần hydroxit aluminium, hydroxit magie tồn tại ở dạng bột, tơi xốp, có tỷ trọng rất nhỏ, nếu nén lại thành viên với áp suất lớn, chúng sẽ dồn nén lại, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành khối vững chắc có tỷ trọng lớn và do vậy rất khó tan rã trong nước[4]. Bột mai mực cũng ở thể tơi, xốp, nếu nén lại thành khối cũng sẽ mất đi thuộc tính ban đầu của nó, cho nên các bác sĩ đông y thường dùng nó ở dạng bột. Nếu đưa ba thành phần này vào viên nén thì sẽ làm mất thể chất ban đầu, khi sử dụng gây nên tình trạng đã nêu trên. Do đó cần tìm ra được chất phá liên kết, kích tan, tạo lại thể tơi xốp ban đầu.
Yêu cầu đặt ra là phải tìm được chất và hợp phần chất kích tan phù hợp để làm cho viên thuốc càng tan rã nhanh càng tốt. Sau nhiều lần tìm kiếm và thử nghiệm, DS Nguyễn Xuân Thanh đã tìm được chất kích tan, được ông đặt tên là T1 và T2[5]. Trong điều kiện khí hậu Việt
Theo kết quả đạt được trên lâm sàng, nhóm tác giả đã nhận thấy khả năng trung hòa axit của 1 viên nén trong giới hạn 6-7ml dung dịch axit clohydric là phù hợp. Nếu ít hơn thì khả năng cắt cơn đau bị hạn chế, nếu nhiều hơn thì cũng ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn. Do vậy, thuốc được chỉ định liều dùng: mỗi ngày bệnh nhân uống 3-4 lần, mỗi lần 2 viên trước bữa ăn 1 giờ và trước lúc đi ngủ, hoặc uống khi đau; mỗi đợt điều trị kéo dài 4-6 tuần. Almaca giúp điều hòa và chống tiết axit trong dạ dày, làm dịu cơn đau sớm, ổn định để vết loét mau liền sẹo; giúp những bệnh nhân nặng không phải mổ cắt dạ dày. GS Tạ Long chia sẻ: Đặc biệt, Almaca có giá thành rẻ, mỗi ngày điều trị, người bệnh chỉ phải chi trả số tiền thấp, mỗi viên thuốc giá khoảng 12-15 xu, trong khi phí gửi xe đạp là 10 xu/lần, phù hợp với cả những bệnh nhân nghèo. Khi có quyết định sản xuất thuốc đại trà, mỗi gói thuốc 100 viên ở Viện Quân y 108 có giá khoảng 300 đồng. Do vậy, người dân ở khắp các tỉnh phía Bắc tìm đến Viện Quân y 108 mua thuốc về chữa dạ dày[7].
Các loại thuốc Almaca
Vì những ưu điểm đó mà tháng 1-1988, Cục trưởng Cục Quân y quyết định cho phép đưa vào sản xuất và lưu hành viên nén Almaca. Tháng 1-1989, Công trình nghiên cứu sản xuất thuốc Almaca điều trị đau dạ dày tiếp tục tham gia Hội chợ triển lãm kinh tế – kỹ thuật Việt Nam, và được Ban tổ chức tặng Huy chương Vàng. Và ngày 16-8-1989, Cục Sáng chế cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho loại thuốc chữa viêm loét dạ dày này. Những năm 1980-1990, trên hàng loạt các trang báo như Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Sài Gòn giải phóng…, Almaca được nhắc đến là một giải pháp hữu ích cho những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Từ thập niên 90, GS Tạ Long và các nhà khoa học của Viện Quân y 108 bắt đầu chuyển hướng nghiên cứu về vi khuẩn helicobacter pylori – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Viên thuốc Almaca vẫn tiếp tục được sản xuất tại Viện quân y 108. Sau đó, DS Nguyễn Xuân Thanh chuyển công tác về Sở Y tế Hà Nội và việc sản xuất viên Almaca được đặt dưới sự quản lý của Hà Nội. Tuy nhiên, sau này do không cạnh tranh được với các loại thuốc ngoại nhập, mà viên thuốc Almaca không còn được sản xuất nữa.
Có thể nói, Almaca đã hoàn thành “sứ mệnh” của nó ở một thời đoạn lịch sử và đó mãi là một dấu ấn trong cuộc đời làm nghề của GS.TS Tạ Long và TS Nguyễn Xuân Thanh.
Lê Thị Hằng
________________________
* GS.TS Tạ Long, nguyên Chủ nhiệm khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện ông là Chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam.
** TS Nguyễn Xuân Thanh, nguyên cán bộ phòng Dược chính, Cục Quân y.
[1] Tài liệu ghi âm GS.TS. Tạ Long, 1-8-2019, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[2] Nguyễn Xuân Thanh, Tạ Long, "Nghiên cứu viên nén sinh học Almca từ nguyên liệu trong nước để điều trị viêm loét dạ dày và hành tá tràng", tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[3] Nguyễn Xuân Thanh, Tạ Long, "Nghiên cứu viên nén sinh học Almca từ nguyên liệu trong nước để điều trị viêm loét dạ dày và hành tá tràng", đã dẫn.
[4] Tài liệu ghi âm GS.TS. Tạ Long, 1-8-2019, đã dẫn.
[5] Nguyễn Xuân Thanh, Tạ Long, "Nghiên cứu viên nén sinh học Almca từ nguyên liệu trong nước để điều trị viêm loét dạ dày và hành tá tràng", đã dẫn.
[6] Nguyễn Xuân Thanh, Tạ Long, "Nghiên cứu viên nén sinh học Almca từ nguyên liệu trong nước để điều trị viêm loét dạ dày và hành tá tràng", đã dẫn.
[7] Tài liệu ghi âm GS.TS. Tạ Long, 1-8-2019, đã dẫn.