Tập bản thảo luận án viết trong 56 ngày

Năm 1971, sinh viên Trần Anh Ngoan tốt nghiệp trường Đại học Mỏ – Địa chất và được khoa Địa chất giữ lại làm cán bộ giảng dạy của bộ môn Khoáng sản. Thời kỳ đó, trường đang ở nơi sơ tán tại Hà Bắc và Bắc Thái. Cũng như nhiều thầy cô khác trong trường, Trần Anh Ngoan không chỉ giảng dạy, mà còn phải cùng sinh viên tăng gia sản xuất, trồng rau, sắn và chăn nuôi. Đường sự nghiệp mới bắt đầu, giảng viên Trần Anh Ngoan tự xác định hướng đi cho mình: Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, mà còn phải nghĩ đến công tác nghiên cứu khoa học, mà muốn làm được điều đó thì phải có trình độ mới đứng vững được[1].

Thực hiện ý tưởng đó, từ năm 1976 thầy giáo Trần Anh Ngoan bắt đầu thu thập tư liệu trong các chuyến đưa sinh viên đi thực tập tại vùng mỏ Chợ Điền ở Bắc Kạn, hay tại Hà Giang, Thanh Hóa. Ông băn khoăn khi chọn đề tài để nghiên cứu. Trước khi là sinh viên, từ năm 1964-1965 ông từng công tác tại Đoàn Địa chất 141 và 31, được tham gia nghiên cứu về quặng đa kim ở vùng Chợ Điền, tỉnh Bắc Kạn. Nhưng ông không muốn tiếp tục đề tài này, vì phạm vi quá rộng, lại đã có nhiều người quan tâm. Trong khi đó, những chuyến đi thực địa ở Hà Giang khi làm việc tại Đoàn 31 để lại cho ông nhiều ấn tượng về quặng sắt. Vì vậy, sau lần dẫn sinh viên lên Hà Giang thực tập, ông quyết định sẽ tìm hiểu về thành phần vật chất và quy luật phân bố quặng sắt và quặng đa kim ở vùng Tùng Bá, tỉnh Hà Giang.

Với đề tài này, ông nghĩ ngay đến hai người thầy của mình là PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ[2] – người đã từng nghiên cứu quặng sắt ở Trại Cau, Thái Nguyên, và TS Vũ Ngọc Hải[3] – người có những nghiên cứu sâu về quặng đa kim. Ông kể lại: Thời kỳ đó, nghiên cứu sinh phải tự chọn thầy hướng dẫn. Khi tôi đặt vấn đề nhờ hai thầy và cũng là đồng nghiệp trong khoa thì cả hai đều đồng ý.

Đã xác định được đề tài và có thầy hướng dẫn, giảng viên Trần Anh Ngoan âm thầm chuẩn bị để tiến tới làm luận án phó tiến sĩ. Trong hơn một chục năm (1976-1987), nhân những chuyến đưa sinh viên đi thực tập ở Chợ Điền – Bắc Kạn, hay tại Hà Giang, ông thu thập các tư liệu cần thiết. Ngay ở thực địa, mọi thông tin về mẫu vật hay thông tin quan sát thấy đều được ông ghi lại hoặc vẽ vào sổ nhật ký công tác. Khi nghiên cứu ở Hà Nội, ông tự phân tích và tổng hợp các mẫu, xem xét từ thành phần, cấu tạo đến kiến trúc của quặng và đá. Những mẫu cần phân tích chi tiết về hàm lượng, nguyên tố mang tính định lượng thì ông gửi đi gia công tại phòng mài đá của trường Mỏ – Địa chất ở khu Bách khoa4. Ngoài ra, ông còn thuê cán bộ của Viện Địa chất Khoáng sản thực hiện các phương pháp như phân tích nhiệt quét vi sai, nhiễu xạ rơnghen, đồng hóa bao thể, để xác định cấu trúc và thành phần của quặng. Từ những năm 1980, khi có máy ảnh hỗ trợ, ông chụp ảnh, rửa phim, in ảnh tại phòng ảnh của trường đặt trong tòa nhà C ở khu Bách khoa. Ông cũng chú ý tìm kiếm, tập hợp kết quả nghiên cứu, đo vẽ bản đồ địa chất và thăm dò khoáng sản của các nhà địa chất cũng như của các đoàn địa chất 35, 31 hoặc Viện Địa chất khoáng sản.

Ông Trần Anh Ngoan cho rằng việc thu thập các loại mẫu vật là khó nhất, và như ông giải thích: Ở một vị trí quan sát, để lấy được mẫu tư liệu thì bản thân tôi phải suy nghĩ xem lấy ở đâu, kích thước như thế nào, gói và ghi chép thông tin, thành phần, rồi mới lấy mẫu để mang về gia công dưới các dạng lát mỏng và mài láng, rồi quan sát dưới kính hiển vi, để đối chiếu giữa thực địa ghi chép và quan sát dưới kính hiển vi xem nó giống và khác nhau như thế nào. Tổng cộng, ông đã sử dụng kết quả phân tích 470 mẫu mài láng, 250 mẫu lát mỏng, 400 mẫu quang phổ định lượng gần đúng, 734 mẫu hóa quặng, 12 mẫu hóa silicat, 3 mẫu phân tích nhiệt, 10 mẫu đo vi độ cứng của khoáng vật quặng.

Sau khi đã chuẩn bị cơ bản các tư liệu cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, giảng viên Trần Anh Ngoan quyết định thi nghiên cứu sinh. Năm 1982, ông dự thi và trở thành nghiên cứu sinh khóa 3 của trường Đại học Mỏ – Địa chất. Từ đó, trong khoảng 3 năm liền, ông vừa giảng dạy, vừa học các môn bắt buộc của chương trình nghiên cứu sinh (tiếng Nga và triết học) tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, đồng thời vẫn thực hiện các chuyến thực địa để lấy thêm tư liệu cho luận án.

Đến năm 1986, vợ ông cùng hai con nhỏ chuyển từ Thái Nguyên về Hà Nội. Trước đó, năm 1985, ông và con trai lớn đã về Hà Nội để thuận tiện cho việc học của hai bố con. Vì chưa có nhà, gia đình ông được lãnh đạo trường linh động cho vào ở tại phần chái của nhà đặt máy bơm nước của trường. Đó cũng là lúc ông bắt đầu viết bản thảo luận án. Để tập trung làm việc, ông quyết định viết tại phòng thí nghiệm của bộ môn. Nhưng ông phải đối diện với nhiều khó khăn: Lúc đó tôi lúc nào cũng ở trạng thái căng thẳng. Ăn uống thiếu thốn trong nhiều năm nên tôi thường xuyên đau dạ dày, không có ngày nào không bị vài cơn đau hành hạ. Rồi các con, đứa thì còn nhỏ cần người chăm sóc, đứa lại đang chuẩn bị thi đại học, đứa thi vào cấp 3, đều cần người kèm học. Nếu không quyết tâm, không có nghị lực chắc tôi đã không vượt qua nổi.

Tối về, ông cũng tranh thủ viết và thường thức đến khuya. Ông phải vượt lên hoàn cảnh lúc đó: Điện thường xuyên không có, tôi phải lấy giấy quây xung quanh đèn dầu nhằm tập trung ánh sáng, hoặc cho đèn dầu vào cái ống bơ có khoét lỗ để chiếu sáng ra. Có những hôm ngồi viết, cơn đau dạ dày kéo đến, ôm bụng nằm bò ra vì đau, nhưng đỡ đau lại ngồi viết tiếp. Sau 56 ngày đêm làm việc tập trung cao độ, ông hoàn thành bản thảo luận án. Kể về gần hai tháng căng thẳng hồi ấy, ông tóm lại bằng một câu: Đó là 56 ngày đêm liên tục, tôi không bước chân ra khỏi cổng trường, chỉ về nhà vào giờ ăn và quay lại phòng thí nghiệm, đến nỗi viết xong mà tôi không còn sức để đọc lại, phải nhờ vợ đọc giúp[5].

Cuối năm 1987, nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan xin ý kiến hai thầy hướng dẫn về luận án và bản tóm tắt đã viết xong. PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ ghi vào cả hai bản thảo: Đề nghị phòng Quản lý khoa học của trường Đại học Mỏ – Địa chất cho phép nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan làm thủ tục đánh máy. Sau đó, ông nhờ xưởng in của Tổng cục Địa chất đánh máy giúp, mỗi tài liệu đều nhân ra 5 bản, để tiến hành bảo vệ thử tại bộ môn Khoáng sản.

Sau khi được hội đồng tại bộ môn Khoáng sản thông qua, tháng 10-1988 nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan chính thức bảo vệ luận án “Thành phần vật chất và quy luật phân bố quặng sắt và đa kim ở vùng Tùng Bá (tỉnh Hà Giang)” trước hội đồng chấm luận án Phó tiến sĩ cấp nhà nước gồm 11 thành viên. Bên cạnh Chủ tịch hội đồng là PGS.PTS Võ Năng Lạc, có các nhà khoa học của nhiều cơ quan: Đại học Mỏ – Địa chất, Liên đoàn Bản đồ địa chất, Viện Địa chất khoáng sản, Tổng cục Mỏ – Địa chất, Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước, Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Hội đồng Trữ lượng khoáng sản nhà nước.

PTS Lê Văn Trảo ở Liên đoàn Bản đồ địa chất nhận xét: … tác giả luận án đã lao động khoa học nghiêm túc qua việc thu thập tài liệu thực tế, qua các phương pháp nghiên cứu xử lý một khối lượng tài liệu khá phong phú. Những luận điểm kết luận của NCS Trần Anh Ngoan có cơ sở tài liệu tin cậy[6]. Luận án có những đóng góp có giá trị về khoa học. Thứ nhất, chỉ ra đặc điểm thạch học của các loại đá chứa quặng và sự biến đổi của chúng trong quá trình tạo quặng, cũng như đặc điểm hình thành cấu trúc các thân khoáng. Thứ hai, nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất, cấu tạo kiến trúc quặng sắt và đa kim vùng Tùng Bá (Hà Giang) và tìm ra hai khoáng vật mới là Tetraedrit và Acgentit. Thứ ba, xác định được các quá trình tạo quặng. Thứ tư, xác định được các tiền đề địa chất khống chế tạo quặng, dấu hiệu của quặng, đồng thời đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò và sử dụng quặng.

Ngay trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, ông Trần Anh Ngoan đã từng bước công bố những kết quả về sau trở thành nội dung cơ bản của luận án. Đó là những báo cáo tại 4 hội nghị khoa học của trường Mỏ – Địa chất: Hội nghị lần thứ V (tháng 11-1978), lần VI (tháng 11-1981), lần VII (tháng 4-1984), lần VIII (tháng 11-1986). Cũng liên quan đến luận án này, ông có 4 bài được đăng trong những ấn phẩm khác nhau: Tập san Mỏ – Luyện kim (1977) 7, Tuyển tập báo cáo khoa học của trường Đại học Mỏ – Địa chất (1977-1978, 1980-1981) và Tập san Địa chất (1982).

Bản thảo luận án (bản đầy đủ và bản tóm tắt) của PGS.TS Trần Anh Ngoan, 1988

Sau khi bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, ông Trần Anh Ngoan vẫn giữ lại toàn bộ bản thảo gồm 159 trang ông viết bằng bút máy mực đen trên giấy khổ 18cm x 26cm. Ông cũng lưu giữ được cả bản thảo tóm luận án cùng bản in của luận án, coi đây là những kỷ niệm quý giá về công trình nghiên cứu đầu tay của mình. Hồi tưởng lại thời kỳ ấy, ông cho biết, đã có lúc tưởng chừng như không thể làm nổi luận án, bởi bao nhiêu trở ngại, khó khăn. Nhưng rồi ông đã không chùn bước, bởi như ông chia sẻ: Đã đăng ký với trường, đã có đủ dữ liệu rồi thì phải làm được chứ; đã là thầy mà làm luận án còn không được thì mang tiếng lắm! Lúc đó tôi phải nghĩ đến gia đình, thầy cô, bạn bè để cố và phấn đấu vượt qua.

Nguyễn Thúy Tiềm

____________________

 * PGS.TS Trần Anh Ngoan, chuyên ngành Khoa học trái đất, nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Khoáng sản, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[1] Tài liệu ghi âm PGS.TS Trần Anh Ngoan, 1-7-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Trong bài, các lời kể của ông đều trích dẫn từ tài liệu này.

[2] Ông Nguyễn Văn Chữ sau trở thành GS.TS, Trưởng bộ môn Khoáng sản, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[3] Ông Vũ Ngọc Hải sau trở thành GS.TSKH, Chủ nhiệm khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

 [4] Sau khi khoa Địa chất tách ra khỏi trường Đại học Bách khoa năm 1966 để hình thành trường Đại học Mỏ – Địa chất, các phòng thí nghiệm vốn có của khoa (phòng mài đá, phòng phim ảnh) vẫn tiếp tục ở trường Bách khoa. Đến đầu những năm 1990, các phòng này mới được đưa dần về trường Mỏ – Địa chất.

[5] Vợ ông – giảng viên Trần Thúy Hảo, khi đó công tác tại bộ môn Hóa học, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[6] Tài liệu “Tóm tắt các ý kiến đánh giá luận án của nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan”, 1988, PGS.TS Trần Anh Ngoan lưu giữ.

[7] Tập san này về sau đổi tên là Tập san Khoa học kỹ thuật của trường Đại học Mỏ – Địa chất.

 

 

Tập bản thảo luận án viết trong 56 ngày

Năm 1971, sinh viên Trần Anh Ngoan tốt nghiệp trường Đại học Mỏ – Địa chất và được khoa Địa chất giữ lại làm cán bộ giảng dạy của bộ môn Khoáng sản. Thời kỳ đó, trường đang ở nơi sơ tán tại Hà Bắc và Bắc Thái. Cũng như nhiều thầy cô khác trong trường, Trần Anh Ngoan không chỉ giảng dạy, mà còn phải cùng sinh viên tăng gia sản xuất, trồng rau, sắn và chăn nuôi. Đường sự nghiệp mới bắt đầu, giảng viên Trần Anh Ngoan tự xác định hướng đi cho mình: Không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy, mà còn phải nghĩ đến công tác nghiên cứu khoa học, mà muốn làm được điều đó thì phải có trình độ mới đứng vững được[1].

Thực hiện ý tưởng đó, từ năm 1976 thầy giáo Trần Anh Ngoan bắt đầu thu thập tư liệu trong các chuyến đưa sinh viên đi thực tập tại vùng mỏ Chợ Điền ở Bắc Kạn, hay tại Hà Giang, Thanh Hóa. Ông băn khoăn khi chọn đề tài để nghiên cứu. Trước khi là sinh viên, từ năm 1964-1965 ông từng công tác tại Đoàn Địa chất 141 và 31, được tham gia nghiên cứu về quặng đa kim ở vùng Chợ Điền, tỉnh Bắc Kạn. Nhưng ông không muốn tiếp tục đề tài này, vì phạm vi quá rộng, lại đã có nhiều người quan tâm. Trong khi đó, những chuyến đi thực địa ở Hà Giang khi làm việc tại Đoàn 31 để lại cho ông nhiều ấn tượng về quặng sắt. Vì vậy, sau lần dẫn sinh viên lên Hà Giang thực tập, ông quyết định sẽ tìm hiểu về thành phần vật chất và quy luật phân bố quặng sắt và quặng đa kim ở vùng Tùng Bá, tỉnh Hà Giang.

Với đề tài này, ông nghĩ ngay đến hai người thầy của mình là PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ[2] – người đã từng nghiên cứu quặng sắt ở Trại Cau, Thái Nguyên, và TS Vũ Ngọc Hải[3] – người có những nghiên cứu sâu về quặng đa kim. Ông kể lại: Thời kỳ đó, nghiên cứu sinh phải tự chọn thầy hướng dẫn. Khi tôi đặt vấn đề nhờ hai thầy và cũng là đồng nghiệp trong khoa thì cả hai đều đồng ý.

Đã xác định được đề tài và có thầy hướng dẫn, giảng viên Trần Anh Ngoan âm thầm chuẩn bị để tiến tới làm luận án phó tiến sĩ. Trong hơn một chục năm (1976-1987), nhân những chuyến đưa sinh viên đi thực tập ở Chợ Điền – Bắc Kạn, hay tại Hà Giang, ông thu thập các tư liệu cần thiết. Ngay ở thực địa, mọi thông tin về mẫu vật hay thông tin quan sát thấy đều được ông ghi lại hoặc vẽ vào sổ nhật ký công tác. Khi nghiên cứu ở Hà Nội, ông tự phân tích và tổng hợp các mẫu, xem xét từ thành phần, cấu tạo đến kiến trúc của quặng và đá. Những mẫu cần phân tích chi tiết về hàm lượng, nguyên tố mang tính định lượng thì ông gửi đi gia công tại phòng mài đá của trường Mỏ – Địa chất ở khu Bách khoa5. Ngoài ra, ông còn thuê cán bộ của Viện Địa chất Khoáng sản thực hiện các phương pháp như phân tích nhiệt quét vi sai, nhiễu xạ rơnghen, đồng hóa bao thể, để xác định cấu trúc và thành phần của quặng. Từ những năm 1980, khi có máy ảnh hỗ trợ, ông chụp ảnh, rửa phim, in ảnh tại phòng ảnh của trường đặt trong tòa nhà C ở khu Bách khoa. Ông cũng chú ý tìm kiếm, tập hợp kết quả nghiên cứu, đo vẽ bản đồ địa chất và thăm dò khoáng sản của các nhà địa chất cũng như của các đoàn địa chất 35, 31 hoặc Viện Địa chất khoáng sản.

Ông Trần Anh Ngoan cho rằng việc thu thập các loại mẫu vật là khó nhất, và như ông giải thích: Ở một vị trí quan sát, để lấy được mẫu tư liệu thì bản thân tôi phải suy nghĩ xem lấy ở đâu, kích thước như thế nào, gói và ghi chép thông tin, thành phần, rồi mới lấy mẫu để mang về gia công dưới các dạng lát mỏng và mài láng, rồi quan sát dưới kính hiển vi, để đối chiếu giữa thực địa ghi chép và quan sát dưới kính hiển vi xem nó giống và khác nhau như thế nào. Tổng cộng, ông đã sử dụng kết quả phân tích 470 mẫu mài láng, 250 mẫu lát mỏng, 400 mẫu quang phổ định lượng gần đúng, 734 mẫu hóa quặng, 12 mẫu hóa silicat, 3 mẫu phân tích nhiệt, 10 mẫu đo vi độ cứng của khoáng vật quặng.

Sau khi đã chuẩn bị cơ bản các tư liệu cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, giảng viên Trần Anh Ngoan quyết định thi nghiên cứu sinh. Năm 1982, ông dự thi và trở thành nghiên cứu sinh khóa 3 của trường Đại học Mỏ – Địa chất. Từ đó, trong khoảng 3 năm liền, ông vừa giảng dạy, vừa học các môn bắt buộc của chương trình nghiên cứu sinh (tiếng Nga và triết học) tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, đồng thời vẫn thực hiện các chuyến thực địa để lấy thêm tư liệu cho luận án.

Đến năm 1986, vợ ông cùng hai con nhỏ chuyển từ Thái Nguyên về Hà Nội. Trước đó, năm 1985, ông và con trai lớn đã về Hà Nội để thuận tiện cho việc học của hai bố con. Vì chưa có nhà, gia đình ông được lãnh đạo trường linh động cho vào ở tại phần chái của nhà đặt máy bơm nước của trường. Đó cũng là lúc ông bắt đầu viết bản thảo luận án. Để tập trung làm việc, ông quyết định viết tại phòng thí nghiệm của bộ môn. Nhưng ông phải đối diện với nhiều khó khăn: Lúc đó tôi lúc nào cũng ở trạng thái căng thẳng. Ăn uống thiếu thốn trong nhiều năm nên tôi thường xuyên đau dạ dày, không có ngày nào không bị vài cơn đau hành hạ. Rồi các con, đứa thì còn nhỏ cần người chăm sóc, đứa lại đang chuẩn bị thi đại học, đứa thi vào cấp 3, đều cần người kèm học. Nếu không quyết tâm, không có nghị lực chắc tôi đã không vượt qua nổi.

Tối về, ông cũng tranh thủ viết và thường thức đến khuya. Ông phải vượt lên hoàn cảnh lúc đó: Điện thường xuyên không có, tôi phải lấy giấy quây xung quanh đèn dầu nhằm tập trung ánh sáng, hoặc cho đèn dầu vào cái ống bơ có khoét lỗ để chiếu sáng ra. Có những hôm ngồi viết, cơn đau dạ dày kéo đến, ôm bụng nằm bò ra vì đau, nhưng đỡ đau lại ngồi viết tiếp. Sau 56 ngày đêm làm việc tập trung cao độ, ông hoàn thành bản thảo luận án. Kể về gần hai tháng căng thẳng hồi ấy, ông tóm lại bằng một câu: Đó là 56 ngày đêm liên tục, tôi không bước chân ra khỏi cổng trường, chỉ về nhà vào giờ ăn và quay lại phòng thí nghiệm, đến nỗi viết xong mà tôi không còn sức để đọc lại, phải nhờ vợ đọc giúp[4].

Cuối năm 1987, nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan xin ý kiến hai thầy hướng dẫn về luận án và bản tóm tắt đã viết xong. PGS.PTS Nguyễn Văn Chữ ghi vào cả hai bản thảo: Đề nghị phòng Quản lý khoa học của trường Đại học Mỏ – Địa chất cho phép nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan làm thủ tục đánh máy. Sau đó, ông nhờ xưởng in của Tổng cục Địa chất đánh máy giúp, mỗi tài liệu đều nhân ra 5 bản, để tiến hành bảo vệ thử tại bộ môn Khoáng sản.

Sau khi được hội đồng tại bộ môn Khoáng sản thông qua, tháng 10-1988 nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan chính thức bảo vệ luận án “Thành phần vật chất và quy luật phân bố quặng sắt và đa kim ở vùng Tùng Bá (tỉnh Hà Giang)” trước hội đồng chấm luận án Phó tiến sĩ cấp nhà nước gồm 11 thành viên. Bên cạnh Chủ tịch hội đồng là PGS.PTS Võ Năng Lạc, có các nhà khoa học của nhiều cơ quan: Đại học Mỏ – Địa chất, Liên đoàn Bản đồ địa chất, Viện Địa chất khoáng sản, Tổng cục Mỏ – Địa chất, Ủy ban Khoa học kỹ thuật nhà nước, Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Hội đồng Trữ lượng khoáng sản nhà nước.

PTS Lê Văn Trảo ở Liên đoàn Bản đồ địa chất nhận xét: … tác giả luận án đã lao động khoa học nghiêm túc qua việc thu thập tài liệu thực tế, qua các phương pháp nghiên cứu xử lý một khối lượng tài liệu khá phong phú. Những luận điểm kết luận của NCS Trần Anh Ngoan có cơ sở tài liệu tin cậy[5]. Luận án có những đóng góp có giá trị về khoa học. Thứ nhất, chỉ ra đặc điểm thạch học của các loại đá chứa quặng và sự biến đổi của chúng trong quá trình tạo quặng, cũng như đặc điểm hình thành cấu trúc các thân khoáng. Thứ hai, nghiên cứu chi tiết về thành phần vật chất, cấu tạo kiến trúc quặng sắt và đa kim vùng Tùng Bá (Hà Giang) và tìm ra hai khoáng vật mới là Tetraedrit và Acgentit. Thứ ba, xác định được các quá trình tạo quặng. Thứ tư, xác định được các tiền đề địa chất khống chế tạo quặng, dấu hiệu của quặng, đồng thời đề xuất phương hướng tìm kiếm thăm dò và sử dụng quặng.

Ngay trong quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài, ông Trần Anh Ngoan đã từng bước công bố những kết quả về sau trở thành nội dung cơ bản của luận án. Đó là những báo cáo tại 4 hội nghị khoa học của trường Mỏ – Địa chất: Hội nghị lần thứ V (tháng 11-1978), lần VI (tháng 11-1981), lần VII (tháng 4-1984), lần VIII (tháng 11-1986). Cũng liên quan đến luận án này, ông có 4 bài được đăng trong những ấn phẩm khác nhau: Tập san Mỏ – Luyện kim (1977), Tuyển tập báo cáo khoa học của trường Đại học Mỏ – Địa chất6 (1977-1978, 1980-1981) và Tập san Địa chất (1982).

Bản thảo luận án (bản đầy đủ và bản tóm tắt) của PGS.TS Trần Anh Ngoan, 1988

Sau khi bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, ông Trần Anh Ngoan vẫn giữ lại toàn bộ bản thảo gồm 159 trang ông viết bằng bút máy mực đen trên giấy khổ 18cm x 26cm. Ông cũng lưu giữ được cả bản thảo tóm luận án cùng bản in của luận án, coi đây là những kỷ niệm quý giá về công trình nghiên cứu đầu tay của mình. Hồi tưởng lại thời kỳ ấy, ông cho biết, đã có lúc tưởng chừng như không thể làm nổi luận án, bởi bao nhiêu trở ngại, khó khăn. Nhưng rồi ông đã không chùn bước, bởi như ông chia sẻ: Đã đăng ký với trường, đã có đủ dữ liệu rồi thì phải làm được chứ; đã là thầy mà làm luận án còn không được thì mang tiếng lắm! Lúc đó tôi phải nghĩ đến gia đình, thầy cô, bạn bè để cố và phấn đấu vượt qua.

Nguyễn Thúy Tiềm

 

 

 


* PGS.TS Trần Anh Ngoan, chuyên ngành Khoa học trái đất, nguyên Phó chủ nhiệm bộ môn Khoáng sản, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[1] TL ghi âm PGS.TS Trần Anh Ngoan, 1-7-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Trong bài, các lời kể của ông đều trích dẫn từ tài liệu này.

[2] Ông Nguyễn Văn Chữ sau trở thành GS.TS, Trưởng bộ môn Khoáng sản, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[3] Ông Vũ Ngọc Hải sau trở thành GS.TSKH, Chủ nhiệm khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

5 Sau khi khoa Địa chất tách ra khỏi trường Đại học Bách khoa năm 1966 để hình thành trường Đại học Mỏ – Địa chất, các phòng thí nghiệm vốn có của khoa (phòng mài đá, phòng phim ảnh) vẫn tiếp tục ở trường Bách khoa. Đến đầu những năm 1990, các phòng này mới được đưa dần về trường Mỏ – Địa chất.

[4] Vợ ông – giảng viên Trần Thúy Hảo, khi đó công tác tại bộ môn Hóa học, trường Đại học Mỏ – Địa chất.

[5] Tài liệu “Tóm tắt các ý kiến đánh giá luận án của nghiên cứu sinh Trần Anh Ngoan”, 1988, PGS.TS Trần Anh Ngoan lưu giữ.

6 Tập san này về sau đổi tên là Tập san Khoa học kỹ thuật của trường Đại học Mỏ – Địa chất.