Chiếc kính lúp của PGS Lê Lương Tề thuộc loại nhỏ (1,3cm x 3,5cm x 1,4cm), có vỏ nhôm, nhãn hiệu Opticolvte – sản xuất tại Liên Xô, với độ phóng đại 10x. Đây là món quà mà thầy Dunin Mikhail, Chủ nhiệm bộ môn Bệnh cây của Học viện Nông nghiệp Timiriazev đã tặng chàng sinh viên Lê Lương Tề khi theo học tại đây.
Tháng 9-1953, sau khi tốt nghiệp trường cấp III Nguyễn Thượng Hiền[1], Lê Lương Tề đi cắt tóc dạo, đồng thời giúp chính quyền địa phương trong việc tính thuế nông nghiệp. Một hôm, tình cờ đọc báo Nhân dân, anh biết thông tin Khu giáo dục Liên khu III đang triệu tập học sinh tốt nghiệp phổ thông để tổ chức chỉnh huấn, nhằm phục vụ công tác của Bộ Quốc gia giáo dục [2]. Anh mừng rỡ, vội chuẩn bị đồ đạc và gấp rút lên đường.
Giữa tháng 5-1954, Lê Lương Tề đi bộ đến Khu giáo dục Liên khu III ở Nho Quan, Ninh Bình. Sau một tuần ổn định sinh hoạt và nghe phổ biến về tình hình chính trị của đất nước, khoảng 20 học sinh, trong đó có Lê Lương Tề được cử đi nhận nhiệm vụ tại Bộ Quốc gia giáo dục đóng ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Ai cũng phấn khởi và hăng hái: Mặc dù không rõ sẽ làm việc gì nhưng chúng tôi đều cảm thấy vinh dự vì đã được Bộ Quốc gia giáo dục lựa chọn[3].
Đến cơ quan Bộ vào một ngày đầu tháng 6-1954, số học sinh này được bố trí tham gia ngay lớp chỉnh huấn hai tháng để chuẩn bị lực lượng về tiếp quản thủ đô, đồng thời để tuyển chọn đi học ở Liên Xô và Trung Quốc. Cuối tháng 7, sau khi kết thúc chỉnh huấn, Lê Lương Tề vượt qua đợt kiểm tra các môn toán, văn, hóa và sinh vật, đạt tiêu chuẩn là một trong 80 người đi đào tạo tại Liên Xô.
Đầu tháng 8-1954, Lê Lương Tề và đoàn du học sinh bắt đầu đi bộ ròng rã từ Tuyên Quang lên Lạng Sơn: Chúng tôi nhận lệnh di chuyển ban đêm với quãng đường mỗi ngày khoảng 30 cây số, dọc đường xin nghỉ nhờ ở nhà dân[4]. Từ Lạng Sơn, đoàn được di chuyển bằng xe ô tô qua Mục Nam Quan, sang Bằng Tường, rồi lên tàu hỏa đi tới Khu học xá Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong khoảng 3-4 ngày ở Nam Ninh, đoàn nghỉ tại khách sạn, ăn uống rất thoải mái, đồng thời được phát hai bộ đồ mặc gồm áo sơ mi và quần kaki xanh. Sau đó, đoàn tiếp tục đi tàu hỏa và đầu tháng 9 đến Bắc Kinh. Tại đây, đoàn nghỉ lại ở Chiêu đãi sở, chờ may comple và nhận thêm một số vật dụng rồi hành trình sang Liên Xô.
Sau một tuần trên tàu, đoàn du học sinh Việt
Trong ký túc xá của Học viện, Lê Lương Tề được sắp xếp ở cùng phòng với hai bạn Liên Xô để có điều kiện trau dồi tiếng Nga. Theo quy định đối với sinh viên nước ngoài, mức học bổng hàng tháng là 50 rúp, về sau sinh viên Việt Nam được ưu tiên lên mức 100 rúp vì hoàn cảnh khó khăn do đất nước đang có chiến tranh. Tuy nhiên, mọi người tự nguyện giữ lại chi tiêu 60 rúp, dành 40 rúp nộp cho Đại sứ quán Việt
Trong thời gian là sinh viên ở Liên Xô, Lê Lương Tề tiếp nhận kiến thức của 60 môn học. Năm thứ nhất học các môn cơ bản như toán, lý, hóa, sinh… Thời gian đầu, vì vốn tiếng Nga còn hạn chế, nên sinh viên Việt
Bước vào năm học thứ tư (1959), sinh viên bắt đầu nhận đề tài và kế hoạch thực tập tốt nghiệp. Thầy hướng dẫn của Lê Lương Tề chính là Chủ nhiệm bộ môn Bệnh cây – Viện sĩ thông tấn Dunin Mikhail. Thầy cử anh đến Viện Nghiên cứu ngô tại
Chiếc kính lúp của PGS.TS Lê Lương Tề
Trong 6 tháng thực tập nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp (từ tháng 4 đến tháng 10-1959), SV Lê Lương Tề được các cán bộ Viện Nghiên cứu ngô Kherson hướng dẫn tham gia nhiều công việc của đề tài: quan sát, phát hiện triệu trứng bệnh ung thư ngô trên cánh đồng thí nghiệm (khoảng 500m2) theo định kỳ hàng tuần; thu thập số liệu liên quan đến đặc điểm sinh học nấm bệnh, đặc điểm phát sinh và phát triển bệnh đối với những giống ngô khác nhau, trong những điều kiện canh tác khác nhau; đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh cho ngô. Chiếc kính lúp của thầy Dunin giúp anh đắc lực trong công việc điều tra, phát hiện, chẩn đoán bệnh trên cây trồng ở nông trường. Anh xác định được bệnh ung thư bắt đầu phát sinh khi ngô ra 2 lá mầm, nhưng phát triển mạnh nhất khi ngô trổ cờ, ra bắp. Lúc đầu, vết bệnh chỉ sùi lên như một cái bọc nhỏ, sau đó phình to, màu sắc cũng chuyển dần từ trắng sang xám đen, dễ bóp vỡ thành bột đen. Tác nhân gây bệnh là loại nấm Ustilago maydis xuất hiện trên các bộ phận của cây ngô, làm thối hỏng bắp ngô. Anh ghi chép tỉ mỉ hàng ngày những số liệu thu thập được vào cuốn nhật ký thực tập. Mặc dù rất bận, thầy Dunin vẫn tranh thủ nhắc nhở, góp ý và kiểm tra công việc của anh.
Tháng 10-1959, Lê Lương Tề trở về Học viện Nông nghiệp Timiriazev. Thầy Dunin trực tiếp hướng dẫn anh thực hiện tiếp một số nghiên cứu về đặc điểm hình thái và sinh học của nấm Ustilago maydis trên kính hiển vi trong phòng thí nghiệm của bộ môn. Có những thí nghiệm đòi hỏi phải theo dõi liên tục, nên nhiều khi anh làm việc đến tối muộn mới trở về ký túc xá. Đó là thời gian anh học hỏi được nhiều kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu của thầy Dunin, đặc biệt là sự kiên trì, cần mẫn, sáng tạo trong công việc.
Cuối năm 1959, SV Lê Lương Tề bắt tay vào viết báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, anh tiếp tục hoàn thành chương trình học một số môn chuyên ngành của năm học thứ 5. Tháng 7 năm sau, anh bảo vệ luận văn tốt nghiệp trước một hội đồng gồm 5 thành viên, là những cán bộ của Học viện Nông nghiệp Timiriazev và Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Liên Xô.
Tháng 8-1960, Lê Lương Tề về nước. Ngoài các tài liệu chuyên ngành, một số đồ điện thông dụng (như quạt tai voi, ấm điện, bàn là), giấy ảnh và phim ảnh…, anh mang theo về Việt
Từ khi trở về Việt
Năm 1990, Viện sĩ thông tấn Dunin Mikhail qua đời. Từ Hà Nội, PGS Lê Lương Tề gửi thư chia buồn đến gia đình thầy. Chiếc kính lúp thầy cho vẫn được ông cất vào một chiếc phong bì và lưu giữ cẩn thận tới ngày tặng Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
Phạm Ngọc Hải
____________________
* PGS.TS Lê Lương Tề, chuyên ngành Nông nghiệp, nguyên Chủ nhiệm khoa Trồng trọt, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.
[1]Trường cấp III Nguyễn Thượng Hiền thuộc Liên khu III, khi đó tản cư ở huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
[2]Tên gọi của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn 1946-1955. [3]Tài liệu phỏng vấn PGS.TS Lê Lương Tề, 13-7-2017, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt[5] Sau này ông Đinh Ngọc Ngoạn về làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và có thời gian giữ chức Trưởng phòng Kiểm dịch thực vật.
[6] Sau này ông Vũ Khắc Nhương về làm việc tại Nông trường quân đội ở Tây Hiếu, Nghệ An, thuộc Bộ Nông trường; rồi được điều về Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp.
[7] Tài liệu phỏng vấn PGS.TS Lê Lương Tề, 13-7-2017, đã dẫn.
[8] Bệnh ung thư ngô sau này gọi là bệnh phấn đen trên ngô.
[9] Tài liệu phỏng vấn PGS.TS Lê Lương Tề, 13-7-2017, đã dẫn.
[10] Tên gọi của Học viện Nông nghiệp Việt
[11] Tên gọi của Học viện Nông nghiệp Việt
[12] Tài liệu hỏi thông tin PGS.TS Lê Lương Tề, 16-12-2017, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[13] Tài liệu hỏi thông tin PGS.TS Lê Lương Tề, 16-12-2017, đã dẫn.