Tháng 10 năm 1961, sau một năm học tiếng Nga tại trường bổ túc ngoại ngữ Gia Lâm, Nguyễn Quốc Hùng lên đường đi học chuyên ngành Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Lênin tại Matxcơva. Mặc dù đã được học ngôn ngữ nước bạn nhưng trong năm đầu, hầu như ông không nghe được gì nhiều mà chỉ có thể đọc sách và đi đâu cũng mang theo từ điển Việt- Nga để tra cứu.
Sinh viên Nguyễn Quốc Hùng học tập tại ký túc xá
Sinh viên Nguyễn Quốc Hùng ở cùng phòng với người một bạn Việt
Học đến năm thứ hai, thì vốn ngoại ngữ của sinh viên Nguyễn Quốc Hùng đã tốt hơn rất nhiều và ông bắt đầu viết bài đăng trên tờ báo của trường. Ông nhớ: Một tuần ra hai hay ba số, mỗi số 4 trang khổ giấy nhỏ như là tờ Tuổi trẻ hay là tờ Sinh viên ngày nay. Tôi thỉnh thoảng đăng một bài, nhuận bút chính là tờ báo[2]. Nghỉ hè năm thứ hai (1963), ông không được về nước nên đăng ký tham gia đoàn khảo cổ cùng những người bạn Nga ở phía Nam Ucraina (gần
Ban ngày khai quật trên thực địa, dưới tiết trời rất nắng nóng. Trong khi sinh viên Nguyễn Quốc Hùng tìm cách tránh nắng thì những người bạn Nga lại rất thích và có khi nằm phơi nắng. Mọi người ở trên đồi, tại nơi làm việc và thay nhau nấu ăn, riêng sinh viên Hùng không biết nấu các món Nga nên được miễn. Ông ở lại trong một cái lều cùng một người bạn, đây cũng là cơ hội giúp ông giao tiếp, trau dồi vốn ngoại ngữ của mình. Như ông chia sẻ: Suốt ngày nói tiếng Nga tôi cảm thấy tiếng Việt của mình dần dần chìm xuống, ví dụ như khi bị đau thì phản ứng của mình là kêu lên bằng tiếng Nga[3].
Sau hai tháng tham gia khai quật cùng nhóm khảo cổ, cả nhóm được đưa đến Odessa bằng máy bay “bà già”; được tắm biển và đi thuyền trên biển Hắc Hải. Vào trong thành phố
+ Chụp được một đoàn trẻ mẫu giáo khoảng 3 tuổi bám nhau đi và vô tình làm tuột quần, hở mông: Lúc này không có máy ảnh tự động nên ông phải vừa chạy vừa căn chỉnh ánh sáng, khoảng cách, độ mở của ống kính mới chụp được khoảnh khắc đó. Bức ảnh được mọi người rất thích và khuyên nên gửi báo dự thi nhưng ông không gửi mà chỉ giữ làm kỷ niệm
+ Trong suốt hai tháng ông không có cơ hội được nói tiếng Việt nên rất nhớ. Sau khi tách đoàn, ông đã đi lang thang để cố tìm một người Việt
Sinh viên Nguyễn Quốc Hùng (ngồi) cùng các bạn trong buổi học dã ngoại
Học đến năm thứ ba (1964), Nguyễn Quốc Hùng tham gia một cuộc thi khoa học của sinh viên. Đề tài mà ông lựa chọn là Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt
Trong thời gian học tập tại đây, ông có nhiều tài liệu để tham khảo. Ông còn nhớ trong một lần thi, giảng viên đã hỏi ông về cách đọc tài liệu. Sinh viên Nguyễn Quốc Hùng đã trả lời rằng: Tôi đã đọc rất nhiều tạp chí, sách giáo khoa của Liên Xô nhưng không phải tạp chí nào, sách nào tôi cũng đọc hết từ đầu đến cuối mà tôi đọc có chọn lọc thông tin[4]. Giáo viên đã khen ngợi ông về cách đọc đó. Cách học ở Liên Xô cũng rất khác: một tuần thầy giáo thường tổ chức 3-4 buổi xemina để khoảng 15-20 sinh viên thảo luận tổ. Trước đó, sinh viên phải chuẩn bị rất chu đáo, như đọc rất nhiều tài liệu để tham khảo, soạn bài. Cách học này giúp những sinh viên phải tự học rất nhiều. Trong những buổi thảo luận, thầy giáo sẽ nắm được học lực của từng sinh viên và cho điểm ngay. Vì trong quá trình học ông đều thể hiện rất tốt nên ông thường được miễn kiểm tra, thi. Hình thức thi ở đây là thi vấn đáp, có thể tự chọn đề do thầy giáo đưa ra hoặc bốc thăm đề thi ngẫu nhiên. Ông còn nhớ: Vào năm thứ ba khi thi môn Kinh tế chính trị, tôi chọn đề thi: Tái sản xuất mở rộng của chủ nghĩa tư bản. Sau khi trả lời xong, thầy giáo hỏi tôi là đã đọc những sách gì và tại sao chọn đề khó nhất như thế?. Ngay khi biết đây là vấn đề yêu thích của tôi, thì thầy nói luôn: nếu sang năm anh còn thích tôi sẽ hướng dẫn anh làm luận án Phó tiến sĩ.[5].
Học tập tại Liên Xô, sinh viên Nguyễn Quốc Hùng được các giáo sư rất quý mến. Ông rút được kinh nghiệm rằng: Nghe thầy giảng chỉ là một phần nào thôi, thầy giảng có thể hay có thể dở, có thầy giảng một cách khái quát, sơ lược, có thầy giảng sâu nhưng mình phải đọc sách, phải tư duy và thảo luận tổ rồi tự mình rút ra những gì cần học[6]. Trong 3 năm học thì năm đầu tiên do chưa nghe hiểu tiếng Nga được nhiều nên ông chỉ đạt điểm khá, còn hai năm còn lại ông đều đạt điểm xuất sắc.
Học hết năm thứ ba, Nguyễn Quốc Hùng được về thăm nhà. Theo kế hoạch ban đầu, ông chỉ về nghỉ hè rồi sang tiếp tục học nhưng do tác động của các yếu tố chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu lúc bấy giờ, nên sinh viên Việt Nam học ngành khoa học xã hội ở Liên Xô, trong đó có sinh viên Nguyễn Quốc Hùng không trở lại Liên Xô học tiếp.
Tiếp tục học đại học trong nước, rồi được giữ lại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) công tác, nhưng quãng thời gian 3 năm được học tập, sinh hoạt tại trường Đại học Sư phạm Lênin, Liên Xô thì PGS Nguyễn Quốc Hùng luôn nhớ mãi. Và đó thực sự là 3 năm học quý giá trong cuộc đời Nhà giáo, PGS Nguyễn Quốc Hùng.
Nguyễn Thị Phương Thúy
Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt