Buổi làm việc chớp nhoáng





Thoáng nhìn, chúng tôi đã nhận ra ngay chú Phan Cẩm Phả, con trai trưởng của ông Phan Lục, vì chú rất giống bố. Chỉ trong hơn 1 tiếng rưỡi, chú Cẩm Phả đã kể bao ký ức về bố với niềm tự hào: Ông Phan Lục sinh năm 1920 tại xã Yên Trường, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Là con địa chủ yêu nước, nhưng ông sớm có tính tự lập, vào Huế học trường Cao đẳng Kỹ nghệ và tham gia phong trào công nhân. Ông trở thành Xưởng trưởng Xưởng quân giới Phú Lâm (Thừa Thiên) khi mới 21 tuổi, Tỉnh ủy viên Thừa Thiên Huế năm 28 tuổi, rồi được cử sang Liên Xô tu nghiệp về khai thác than tại Đôn-bát năm 1951 khi ông 31 tuổi.

Chú Phan Cẩm Phả xem cuốn lịch 2013 của Trung tâm Di sản

các nhà khoa học Việt Nam giới thiệu về kết quả nghiên cứu của chuyên đề này

 

Bốn cán bộ trong đoàn LX51 được cử đi học ngành than tại Đôn-bát (Liên Xô). Từ trái: Nguyễn Văn Nhiên, Nguyễn Thanh Quế, Phan Lục, Văn Tôn

Thời gian khóa học là 7 năm, nhưng đến năm 1955 ông Phan Lục đã được triệu tập về nước để làm việc ở khu mỏ Hồng Quảng. Khắc tâm khẩu hiệu “Tổ quốc cần than như con thơ cần sữa mẹ”, ông mang hết nhiệt huyết cùng các chuyên gia Liên Xô sáng tạo và tìm cách nâng cao năng lực sản xuất than. Ông từng đảm nhiệm các vị trí Phó Giám đốc rồi Giám đốc khu mỏ Cẩm Phả, khu mỏ Hòn Gai, mỏ Hà Tu, mỏ vàng Danh, công ty Than Quảng Ninh, Liên hiệp Than Hòn Gai và công ty Than Hòn Gai… Mỗi lần nghe tin sập hầm mỏ hay có chuyện là ông lại lao đi ngay. Mải mê công việc, cả bốn lần vợ sinh con ông đều không ở nhà. Với tình yêu dành cho than và mảnh đất Quảng Ninh, ông đã đặt tên các con lần lượt là Phan Cẩm Phả, Phan Thu Hà (tên gọi chệch của mỏ than Hà Tu), Phan Quảng Ninh, riêng người con út được sinh vào mùa xuân nên có tên là Phan Thanh Xuân.

Buổi làm việc tuy chớp nhoáng nhưng rất đáng giá đối với chúng tôi. Giờ đây, chúng tôi có đủ cơ sở để hoàn thiện chuyên đề nghiên cứu về nhóm LX51 đã ấp ủ bấy lâu.

 

Trần Bích Hạnh