Cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của một Trung tâm đa chức năng

Tham dự cuộc họp có GS.TS Nguyễn Anh Trí – Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm, PGS.TS Nguyễn Văn Huy – Giám đốc chuyên môn của Trung tâm, các thành viên trong Hội đồng quản trị Bệnh viện MEDLATEC – đơn vị tài trợ cho Trung tâm cùng toàn thể các cán bộ nhân viên, cộng tác viên trong Trung tâm.

Ba bộ phận chuyên môn: Nghiên cứu sưu tầm, Kiểm kê bảo quản, Website và bộ phận Hành chính nhân sự đã báo cáo kết quả công việc trong năm. Nét nổi bật trong công tác Nghiên cứu sưu tầm của Trung tâm năm 2011 là đã sưu tầm được nhiều tài liệu hiện vật so với các năm trước, điều này thể hiện sự ủng hộ ngày càng tăng của các nhà khoa học. Năm 2011, nghiên cứu viên Trung tâm đã có 418 buổi gặp gỡ làm việc với 151 nhà khoa học. Tổng số tài liệu sưu tầm là 37.079 (tăng 2,8 lần so với năm 2010), viết mới và bổ sung 47 báo cáo nghiên cứu tiểu sử cuộc đời nhà khoa học. Đồng thời, nhóm nghiên cứu sưu tầm phân công theo các chuyên đề nghiên cứu: Các nhà khoa học đầu tiên được cử đào tạo ở Liên Xô năm 1951; Các nhà khoa học công tác tại trường Đại học Y; Các nhà khoa học lĩnh vực khoa học kĩ thuật mà nòng cốt là trường Đại học Bách khoa. Nhờ vậy, các tài liệu hiện vật sưu tầm về được tập trung theo chủ đề, bộ phận nghiên cứu sưu tầm được rèn luyện kĩ năng làm việc phối hợp nhóm nhiều hơn.

Hội nghị Tổng kết năm 2011 và định hướng Kế hoạch công tác năm 2012

Trong năm qua, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã cho ra mắt cuốn sách đầu tiên, mang tên: “Di sản kí ức của nhà khoa học”, thiết kế Lịch 2012 với chủ đề các nhà y học, chuẩn bị trưng bày về 5 nhà y học, … Những hoạt động này đã được các nhà khoa học đón nhận, động viên và khen ngợi.

Các tài liệu hiện vật có số lượng lớn như của GS Vũ Đình Cự, GS Nguyễn Thiện Phúc, GS Dương Trọng Bái, GS Chu Văn Tường, GS Chương Thâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thấu…, đặc biệt, GS Nguyễn Văn Nhân – người đã tặng Trung tâm hàng ngàn tư liệu hiện vật từ năm 2009, nay lại tiếp tục tặng gần 2000 tư liệu. Khối tài liệu hiện vật này được các cán bộ kiểm kê bảo quản nhanh chóng thực hiện các quy trình bảo quản: vệ sinh, phân loại và lập danh mục. Bộ phận kiểm kê bảo quản trong năm 2011 vào sổ đăng kí TLHV của 67 nhà khoa học, vượt 20% kế hoạch năm, viết 3514 phiếu hiện vật và thực hiện các công tác bảo quản, lưu trữ đúng quy chuẩn.

Về công tác Website, mấy tháng đầu năm có nhiều vấn đề kĩ thuật của website không được giải quyết kịp thời đã làm ảnh hưởng tới hoạt động nhập liệu, xuất bản. Tuy vậy, trong năm đã có 415 nhà khoa học được nhập liệu; Dữ liệu của 196 nhà khoa học, 73 tin, bài viết của Trung tâm được biên tập, xuất bản.

Lưu ý một số hạn chế, yếu điểm trong năm 2011 cần nghiêm túc khắc phục, PGS.TS Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh đặc điểm của Trung tâm: vừa thực hiện chức năng như một Bảo tàng, vừa là một Trung tâm lưu trữ, một Viện nghiên cứu và là một Thư viện. Vì vậy Kế hoạch năm 2012 cần chú trọng hơn công tác lưu trữ, quản lí hồ sơ các nhà khoa học theo cách quản lí lưu trữ; tăng cường tính kỉ luật với nhân viên để hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, đặc biệt cần quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực công tác khác nhau, coi trọng việc tự đào tạo.

ThS Trần Văn Tính, thành viên sáng lập CPD cho rằng: Kế hoạch năm tới phải đặt trong tổng thể kế hoạch 5 năm (2010-1015), theo đó Trung tâm cần chuẩn bị nội dung cho trưng bày khi các module của Bảo tàng ngầm ở Hòa Bình hoàn thành.

Đánh giá hoạt động của Trung tâm, GS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Năm 2011, các cán bộ Trung tâm đã làm việc khoa học và bắt đầu có tính chuyên nghiệp, các kết quả đạt được ấn tượng. Vị thế của Trung tâm từng bước được khẳng định trong xã hội. Đồng thời, ông đánh giá cao sự hợp tác của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, các cộng tác viên cao cấp đã truyền nhiệt huyết, đào tạo kĩ năng cho cán bộ nhân viên Trung tâm. Ông đưa ra định hướng chung phát triển trong năm tới: tổ chức lại hoạt động Trung tâm, đẩy mạnh các hoạt động, nâng cao chất lượng công việc; tập trung hơn cho công tác nghiên cứu sưu tầm; xây dựng quy trình lưu trữ khoa học, an toàn, bảo quản tốt. Bởi vì theo GS Nguyễn Anh Trí: các tài liệu hiện vật sưu tầm về không chỉ là tài sản quý của Trung tâm mà còn là tài sản của cá nhân và gia đình nhà khoa học, của từng chuyên ngành khoa học và là tài sản của dân tộc Việt Nam.

Những ý kiến mang tính chỉ đạo trên sẽ định hướng cho hoạt động Trung tâm trong năm 2012 nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu sưu tầm và gìn giữ di sản của các nhà khoa học cho thế hệ sau. Và Trung tâm hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu.

 Trần Bích Hạnh

 

Cần làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của một Trung tâm đa chức năng

 Tham dự cuộc họp có GS Nguyễn Anh Trí-Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Trung tâm, các thành viên trong hội đồng quản trị bệnh viện MEDLATEC-đơn vị tài trợ cho Trung tâm, PGS.TS Nguyễn Văn Huy-Giám đốc chuyên môn của Trung tâm cùng toàn thể các cán bộ nhân viên, cộng tác viên trong Trung tâm.

Cả ba bộ phận: nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê bảo quản và website đã báo cáo kết quả công việc trong năm. Nét nổi bật trong công tác nghiên cứu sưu tầm của Trung tâm năm 2011 so với các năm trước là ngày càng được sự ủng hộ của nhiều nhà khoa học nên sưu tầm nhiều tài liệu hiện vật. Năm 2011 vừa qua, nghiên cứu viên Trung tâm đã có 418 buổi gặp gỡ với 151 nhà khoa học. Tổng số tài liệu sưu tầm là 37.079 (tăng 2,8 lần so với năm 2010), viết mới và bổ sung 47 báo cáo nghiên cứu tiểu sử cuộc đời nhà khoa học. Đồng thời năm nay, nhóm nghiên cứu sưu tầm chia thành các chuyên đề nghiên cứu: các nhà khoa học đầu tiên được cử đi Liên Xô đào tạo năm 1951, các nhà khoa học công tác tại trường Đại học Y và các nhà khoa học lĩnh vực khoa học kĩ thuật mà nòng cốt là trường Đại học Bách khoa. Nhờ vậy, các tài liệu hiện vật sưu tầm về được tập trung theo chủ đề, nhóm nghiên cứu được rèn luyện kĩ năng làm việc phối hợp nhóm nhiều hơn.

Trong năm qua, Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam cũng cho ra mắt cuốn sách đầu tiên, mang tên: “Di sản kí ức của nhà khoa học”, chuẩn bị trưng bày về 5 nhà y học, thiết kế lịch với chủ đề 5 nhà y học,… Những hoạt động này đã được các nhà khoa học đón nhận và khen ngợi.

Các tài liệu hiện vật có số lượng lớn như của GS Vũ Đình Cự, GS Nguyễn Thiện Phúc, GS Dương Trọng Bái, GS Chu Văn Tường, GS Chương Thâu, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thấu… được các cán bộ kiểm kê bảo quản nhanh chóng vệ sinh, phân loại và lập danh mục. Đặc biệt, GS Nguyễn Văn Nhân – người đã tặng Trung tâm hàng ngàn tư liệu hiện vật từ năm 2009, nay lại tiếp tục tặng gần 2000 tư liệu. Bộ phận kiểm kê bảo quản trong năm 2011 vào sổ đăng kí TLHV của 67 nhà khoa học, vượt 20% kế hoạch năm, viết 3514 phiếu hiện vật và thực hiện các công tác bảo quản, lưu trữ đúng quy chuẩn.

Về công tác website, mấy tháng đầu năm có nhiều vấn đề kĩ thuật của website không được giải quyết nên ảnh hưởng tới hoạt động nhập liệu. Tuy nhiên, trong năm có 415 nhà khoa học đã được nhập liệu, dữ liệu của 196 nhà khoa học, 73 tin, bài viết của Trung tâm được xuất bản.

Về kế hoạch năm 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Huy xác định đặc điểm của Trung tâm: vừa thực hiện chức năng như một Bảo tàng, vừa là một trung tâm lưu trữ, một viện nghiên cứu và là một thư viện. Vì vậy năm tới cần chú trọng hơn công tác lưu trữ, quản lí hồ sơ các nhà khoa học theo cách quản lí lưu trữ; tăng cường tính kỉ luật với nhân viên để hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra, đặc biệt cần quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực công tác khác nhau, coi trọng việc tự đào tạo.

ThS Trần Văn Tính, thành viên Hội đồng quản trị cho rằng: Kế hoạch năm tới phải đặt trong tổng thể kế hoạch 5 năm (2010-1015), theo đó Trung tâm cần chuẩn bị nội dung cho trưng bày khi các module của Bảo tàng ngầm ở Hòa Bình hoàn thành.

Đánh giá hoạt động của Trung tâm, GS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Năm 2011, các cán bộ Trung tâm đã làm việc khoa học và bắt đầu có tính chuyên nghiệp, các kết quả đạt được ấn tượng. Vị thế của Trung tâm ngày càng được khẳng định trong xã hội. Đồng thời, ông đánh giá cao sự hợp tác của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, các cộng tác viên cao cấp đã truyền nhiệt huyết, đào tạo kĩ năng cho cán bộ nhân viên Trung tâm. Ông đưa ra định hướng chung phát triển trong năm tới: tổ chức lại hoạt động Trung tâm, đẩy mạnh các hoạt động, nâng cao chất lượng công việc; tập trung hơn cho công tác nghiên cứu sưu tầm; xây dựng quy trình lưu trữ khoa học, an toàn, bảo quản tốt. Bởi vì theo GS Nguyễn Anh Trí: các tài liệu hiện vật sưu tầm về không chỉ là tài sản quý của Trung tâm mà còn là tài sản của cá nhân nhà khoa học, gia đình họ, chuyên  ngành khoa học của họ và của cả dân tộc Việt Nam.

Những ý kiến đóng góp kể trên sẽ định hướng cho hoạt động Trung tâm trong năm tới để thực hiện tốt hơn mục tiêu sưu tầm và gìn giữ di sản của các nhà khoa học cho thế hệ sau. Và Trung tâm hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà khoa học.

 

Trần Bích Hạnh

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam