Bauman là tên thường gọi, còn tên đầy đủ của trường này là Đại học Kỹ thuật quốc gia Moskva Bauman. Đây là một ngôi trường được hình thành từ thế kỷ XIX ở Liên Xô, theo ý tưởng của nữ hoàng Nga Maria Phêđôrôvna. Trải qua quá trình phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi, trường là một lò đào tạo hàng đầu của đất nước (Nga) về khoa học kỹ thuật, đã có nhiều cống hiến cho kho tàng tri thức của thế giới trong nhiều lĩnh vực như: công nghệ vũ trụ, công nghệ nhiệt độ cao, vật lý sinh học, thủy khí động lực, vật lý radio, radio điện tử, quang học… Tại đây đã làm việc và sản sinh ra các công trình, dự án đi vào lịch sử và những tên tuổi lớn như: Viện sĩ V.G. Shukhov (kết cấu xây dựng); trường khoa học hàng không của N.E. Giucôvski; các dự án vũ trụ của các viện sĩ S.P. Korôlôv, N.A. Piliugin và V.P. Barmin…[1].
Trong thời gian từ 1951-1963, tổng cộng có 28 sinh viên Việt
Sau khi tốt nghiệp trường Bauman, các sinh viên đều được phát huy hiệu và bằng tốt nghiệp của trường. Bằng tốt nghiệp làm theo quy chuẩn áp dụng rộng rãi ở tất cả các trường đại học của Liên Xô. Nhưng huy hiệu trường Bauman thì có sự khác biệt. Trong khi các trường khác có huy hiệu hình quả trám thì huy hiệu của trường Bauman có hình bầu dục (2,6cm x 3,8cm), được làm khá cầu kỳ bằng chất liệu đồng, tráng men và mạ bạc; bề mặt là một tổ hợp trang trí trên nền màu xanh dương với những đường kẻ màu vàng, có hình bông lúa mạch và cành nguyệt quế, ngôi sao màu vàng, hình chiếc búa và chiếc chìa vặn đai ốc bắt chéo nhau, hình búa và liềm, phía dưới có 4 chữ cái MBTY (viết tắt tên của trường theo tiếng Nga) màu vàng trên nền xanh coban. Mặt sau của huy hiệu có móc để cài vào áo.
Các cựu sinh viên trường Bauman đều tự hào khi đeo huy hiệu này. PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Phó ban Cơ khí Chính phủ kể lại rằng: Năm 1955, khi nhà trường tổ chức kỷ niệm 125 năm thành lập, ông đang là sinh viên năm thứ nhất ở đó và được một vị đại diện của trường tặng cho chiếc huy hiệu, người này nói với ông: 100 năm sau anh có đeo huy hiệu này thì người ta vẫn biết anh là người của Bauman[3]. PGS Nguyễn Tăng Long, nguyên Viện phó Viện Công nghệ vũ khí, Bộ Quốc phòng, cũng chia sẻ: Ở Liên Xô, các giáo sư, viện sĩ từng học ở Bauman vẫn giữ gìn và đeo huy hiệu của trường vào mỗi dịp trang trọng. Tôi có một anh bạn là Nguyễn Duy Từ vẫn thường đeo khi đi họp bạn đồng môn Bauman[4]. Khi được hỏi về chiếc huy hiệu, PGS Lê Văn Minh và PGS Nguyễn Giảng[5] đều có cùng nhận định tương tự như vậy. Họ coi nó như một kỷ vật vô giá. Trong suốt 2 năm làm việc với Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam, mặc dù PGS Nguyễn Giảng đã trao tặng 287 tài liệu – hiện vật[6], trong đó có những tài liệu đặc biệt quan trọng như bằng tốt nghiệp đại học, bằng phó tiến sĩ…, nhưng đến thời điểm này ông vẫn giữ lại chiếc huy hiệu trường Bauman. Đối với PGS Lê Văn Minh, tuy ông đã giới thiệu với tôi về chiếc huy hiệu này từ năm 2011, nhưng ông phải đắn đo rất nhiều trước khi quyết định tặng nó cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
Huy hiệu trường Bauman của PGS.TS Lê Văn Minh
Vào một buổi chiều tháng 9-2015, tôi tới nhà riêng để gặp PGS Lê Văn Minh như đã hẹn. Bà Dung – vợ ông ra mở cửa và nói: “Vào đi cháu, thầy đang đợi”. Ông ngồi trên chiếc ghế salon nan trong căn phòng khách giản dị chứa đầy kỷ vật và những bức ảnh cũ của gia đình, phần lớn là của ông. Trên bàn, ngay trước mặt ông là một chiếc hộp nhỏ nhắn hình chữ nhật. Qua lớp nhựa cứng đục mờ, tôi nhận ra chiếc huy hiệu nằm ngay ngắn ở giữa hộp, trên nền vải đỏ. Ông bắt đầu viết lời đề tặng chiếc huy hiệu này cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
PGS Lê Văn Minh sinh ngày 26-5-1938 trong một gia đình tiểu tư sản viên chức ở thôn Thanh Đình, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Thời còn học phổ thông tại trường Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh, ông học văn không khá, nhưng lại có niềm ham thích đặc biệt về hai môn toán và vật lý. Năm 1954, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông ra Hà Nội để học tiếp và sau đó tốt nghiệp hai chương trình dự bị đại học: chương trình P.C.B[7] (sinh – lý – hóa) của trường ĐH Sư phạm khoa học, vào tháng 7-1955; chương trình Toán – Lý – Hóa (ban Khoa học) của Nha Giáo dục phổ thông, vào tháng 7-1956. Ông không vào học trường ĐH Y Dược khoa Hà Nội vì lý do “không thích”, và không có tên trong danh sách trúng tuyển của trường Trung cấp Kỹ thuật I vì lý do “chưa đủ 18 tuổi”.
Tháng 10-1956, trường ĐH Bách khoa được thành lập và tuyển sinh khóa đầu tiên. Lê Văn Minh được tuyển thẳng vào khoa Cơ khí, đúng nguyện vọng của ông. Sinh viên Lê Văn Minh luôn đạt thành tích học tập tốt, đồng thời cũng năng nổ hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao… Tháng 8-1959, Lê Văn Minh có tên trong danh sách 93 sinh viên được trường ĐH Bách khoa cử đi học chuyển tiếp ở Liên Xô. Trước khi lên đường, mỗi sinh viên được phát 2 bộ veston (1 bộ dùng để đi học, 1 bộ dùng đi dự các buổi lễ trang trọng), 2 đôi giày, 1 áo măng tô, 1 mũ lông và 1 chiếc vali.
Buổi sáng ngày 21-9-1959, sau chuyến hành trình 2 tuần, con tàu liên vận quốc tế chở theo đoàn sinh viên Việt
Như đã kể ở trên, Lê Văn Minh là một trong số 7 sinh viên của trường ĐH Bách khoa được phân về học tại trường Bauman. Việc phân công ngành học hoàn toàn theo yêu cầu từ Bộ Giáo dục Việt
Bấy giờ Moskva đang vào mùa đông, bầu trời xám xịt và bắt đầu có tuyết rơi. Lê Văn Minh được bố trí ở cùng một sinh viên người Triều Tiên tên là Kim trong ký túc xá ở đường Prigadirski Perealok, không xa trường. Ông chia sẻ về cảm nhận ban đầu khi mới sang Liên Xô: Cảnh vật thì lạ lẫm, rét mướt. Người chưa quen. Tiếng Nga chưa biết, nên rất buồn[8]. Nhật ký của ông có đoạn: Thế là đã xa Tổ quốc, xa mọi người thân yêu hơn nửa tháng rồi. Mình có cảm tưởng như đã lâu lắm rồi. Trong tâm tư, cảm nghĩ, vui có, buồn có, lo lắng cũng nhiều… Mình thấy lo trong vấn đề học, nhưng tin rằng sẽ cố gắng vượt được, tất nhiên là gian khổ[9]. Một thời gian sau, Lê Văn Minh được chuyển ra ký túc xá mới xây dựng ở gần một khu rừng thuộc ngoại ô Moskva. Ở cùng phòng với ông là Nguyễn Duy Từ và một sinh viên người Trung Quốc – Ly Xoan Tung. Họ trải qua những ngày tháng nhiều kỷ niệm, nhưng đáng nhớ nhất điều này: Ông Từ thích nghe nhạc giao hưởng cho nên thường nghe nhạc trong phòng, khiến tay sinh viên Trung Quốc không hài lòng vì ồn quá. Có lần hai người cãi nhau. Chúng tôi cũng mua một khẩu súng để thi bắn khoai tây[10].
Theo dự tính ban đầu, các sinh viên Việt Nam được vào học chương trình năm thứ 4, tuy nhiên do trình độ tiếng Nga còn quá kém nên nhà trường quyết định cho học từ năm thứ 3. Việc học tiếng Nga do một cô giáo Nga văn phụ trách. Ngoài ra, sinh viên Việt
Sinh viên Lê Văn Minh tại Moskva, ngày 5-2-1960
Bấy giờ, mức học bổng dành cho sinh viên Việt
Ông Lê Văn Minh may mắn hơn. Kỳ thực tập đầu tiên diễn ra vào mùa hè năm 1960 đã đưa ông đến với một mối quan hệ đặc biệt mà ông không thể nào quên. Năm ấy, SV Lê Văn Minh được nhà trường phân công thực tập sản xuất tại nhà máy Stancolit ở Moskva. Đây là một nhà máy chuyên sản xuất các máy công cụ, có quy mô lớn. Nhà máy này từng hỗ trợ Việt
Theo PGS Lê Văn Minh cho biết, việc học tập ở trường Bauman diễn ra trong một quy trình chặt chẽ: Học các môn cơ bản xong thì được học chuyên môn. Học lý thuyết rồi đi thực tập nhà máy, làm bài tập, sau đó làm đồ án môn học. Có thể nói, lý thuyết – thực tập – thiết kế luôn đi liền với nhau. Học ở trường Bauman không đơn thuần chỉ là học kỹ thuật, mà chủ yếu học về công nghệ. Khi làm đồ án tốt nghiệp, chúng tôi phải làm đồ án thiết kế toàn bộ một nhà máy, từ số lượng công nhân đến nhà xưởng[17]. PGS Nguyễn Tăng Long cũng có chia sẻ khá thú vị: Trường Bauman dạy rất kỹ và rất chú trọng cho sinh viên thực hiện các bản vẽ chi tiết. Nhà trường có các phòng vẽ rất rộng. Sinh viên chuẩn bị bảng, thước, giấy khổ to và bút chì. Phòng vẽ luôn luôn là nơi “lặng như tờ”, không ai nói với nhau lời nào, hết sức tập trung, nghiêm túc. Ngày đó có một câu tổng kết: Vào trường Bauman thì con trai sau khi tốt nghiệp sẽ đeo kính cận, còn con gái khi tốt nghiệp thì ngực dài chạm đất vì luôn phải cúi xuống mà vẽ[18].
Tháng 2-1963, Lê Văn Minh tốt nghiệp ngành thiết bị và công nghệ đúc, trường ĐH Kỹ thuật quốc gia Moskva Bauman. Sau đó ông về nước và được Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp phân công làm cán bộ giảng dạy tại bộ môn Gia công nóng (sau này đổi tên là Gia công áp lực), trường ĐH Bách khoa. Trong quá trình công tác, ông đã trải qua nhiều công việc ở nhiều vị trí khác nhau: cán bộ phòng Công nghệ, Cục Quân giới; Phân viện trưởng Phân viện Thiết kế công trình công nghiệp quốc phòng; gần đây nhất là giảng viên cao cấp của trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông tâm sự: Trường Bauman là cái lò đào tạo về khoa học kỹ thuật một cách rất đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, những kiến thức do nhà trường cung cấp rất cơ bản và thiết thực. Cho nên, dù làm ở bất cứ vị trí nào tôi cũng thích ứng được. Chúng tôi luôn tự hào khi đeo chiếc huy hiệu của trường Bauman[19].
Đỗ Minh Khôi
___________________
[1] “Vài nét về lịch sử của MBGTU”, sách ảnh Nhớ về các bạn đồng môn Bauman – Moskva, 1954-1963, 2008, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[2] Đợt 1 (1951) chỉ có 1 người là ông Lê Văn Chiểu, học ngành Pháo binh, sau này trở thành Phó giáo sư, Thiếu tướng và giữ chức Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Đợt 2 (1954) gồm 3 người. Đợt 3 (1956) gồm 17 người. Đợt 4 (1959) gồm 7 người.
[3] Hỏi thông tin PGS Nguyễn Văn Hùng ngày 23-3-2016, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[4] Phỏng vấn PGS Nguyễn Tăng Long ngày 24-8-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[5] Cựu sinh viên trường Bauman, nguyên Phó chủ nhiệm khoa Chế tạo máy, trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
[6] Theo báo cáo sơ kết nghiên cứu lịch sử cuộc đời PGS.TS Nguyễn Giảng ngày 7-5-2015, số tài liệu – hiện vật này gồm: 58 tài liệu giấy, 209 ảnh gốc, 20 hiện vật khối.
[7] Physique – Chimi – Biology.
[8] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 24-8-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[9] Nhật ký của PGS Lê Văn Minh, ngày 23-9-1959, lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[10] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 24-8-2015, tài liệu đã dẫn.
[11] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 16-6-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[12] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 16-6-2015, tài liệu đã dẫn.
[13] Phỏng vấn PGS Nguyễn Giảng ngày 4-12-2014, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[14] Phỏng vấn PGS Nguyễn Tăng Long ngày 24-8-2015, tài liệu đã dẫn.
[15] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 9-7-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.
[16] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 9-7-2015, tài liệu đã dẫn.
[17] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 24-8-2015, tài liệu đã dẫn
[18] Phỏng vấn PGS Nguyễn Tăng Long ngày 24-8-2015, tài liệu đã dẫn.
[19] Phỏng vấn PGS Lê Văn Minh ngày 29-5-2015, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm DSCNKHVN.