PGS Nguyễn Năng Vinh sinh năm 1934 tại làng Đại Điền, xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Ông bảo, đó là một vùng miền núi tươi đẹp nằm cạnh sông Lam thơ mộng nhưng nghèo khó. Vùng đất này ít ruộng để trồng lúa, người dân trồng ngô, khoai là chủ yếu. Dòng họ Nguyễn của ông gốc từ huyện
“Đại Điền đẹp lắm ai ơi
Sông Lam trước mặt sáng ngời gương soi.
Tựa lưng một rặng núi đồi
Một ngai hoa lệ tứ thời cây xanh
Nước non, non nước hữu tình
Trời riêng cảnh trí cho mình với ta”.
PGS.TS Nguyễn Năng Vinh chia sẻ thông tin với nghiên cứu viên Trung tâm, 2015
Từ năm 1940, gia đình ông rời quê ra Hưng Yên khi cha ông chuyển công tác ra đây dạy học. Năm 1949, bố ông qua đời do bệnh lao phổi, mấy anh chị em ông về quê sống với mẹ. Năm 1952, Nguyễn Năng Vinh về đi học sơ cấp giao thông công chính tại huyện Diễn Châu (Nghệ An), sau đó tham gia mở đường phục vụ kháng chiến. Năm 1956, ông ra Hà Nội học trường Bổ túc Công nông. Đến tháng 9-1956 ông thi vào Đại học Bách khoa Hà Nội vừa mới thành lập. Cũng từ đó, ông biền biệt xa quê cho đến tận bây giờ.
Bố mẹ ông sinh được 7 người con, nên khi bố ông mất thì gia đình gặp nhiều khó khăn. Mẹ ông một mình vất vả nuôi con và cũng mất năm 1956, khi mới ngoài bốn mươi tuổi. Các anh chị em ông phần lớn đều phải tự lập sớm để vươn lên. Riêng Nguyễn Năng Vinh đã vượt qua nhiều khó khăn để học hành, trở thành Phó Giáo sư, tiến sĩ và là một nhà nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực hóa tinh dầu của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Như ông chia sẻ: “Cuộc đời tôi, thời gian được sống trên mảnh đất quê hương thân yêu không nhiều. Gia đình đông anh em mà bố mẹ đều mất sớm nên mọi điều kiện để học hành cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng quê hương và gia đình luôn là điểm tựa cho cuộc đời tôi. Cha mẹ tôi là người tận tâm với công việc, chịu khó làm lụng để chăm lo cho các con, là tấm gương để cho anh chị em tôi học tập về tinh thần lao động và ý chí tự lập. Nhờ vậy mà mấy anh chị em tôi dù khó khăn gian khổ nhưng sau đều học hành tốt và trưởng thành”.
Không chỉ chia sẻ các thông tin, PGS.TS Nguyễn Năng Vinh cũng đã trao tặng cho Trung tâm hơn 300 tài liệu liên quan đến hoạt động khoa học của ông.
Bùi Minh Hào – Lục Tiến Mạnh