Kỳ I: Một dự án táo bạo
Đường dây 500 KV Bắc Nam được đề xuất xây dựng trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dù “đứng trước muôn vàn thách thức khó khăn ấy, tập thể Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng Võ Văn Kiệt vẫn quyết tâm thực hiện dự án đầy táo bạo này”[1] – TS Thái Phụng Nê chia sẻ. Và công trình vĩ đại này còn ghi dấu ấn, có tính bước ngoặt của lịch sử phát triển ngành Điện lực Việt
Đầu những năm 70, do nhu cầu trị thủy và điện năng phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội nên Bộ Chính trị đã quyết định tiến hành khảo sát xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Vào những năm sau ngày đất nước thống nhất, ở miền Bắc vẫn rất thiếu điện. Ngày 6-11-1979, công trình Thủy điện Hòa Bình được khởi công. Đến cuối năm 1988, tổ máy số 1 của công trình chính thức phát điện và đầu năm 1989, phát điện tổ máy 2. Lượng điện năng của hai tổ máy này đã rất kịp thời giải quyết nạn thiếu điện ở miền Bắc, đáp ứng được nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội. Vào năm 1991, khi tổ máy 3 và 4 tiếp tục phát điện, với công suất 240 MW/1 tổ máy, đã cung cấp 2/3 tổng sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc vào thời điểm đó, thì bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn lớn về cung ứng điện năng của đất nước, miền Bắc thừa điện, trong khi khu vực phía Nam, đặc biệt là miền Trung và Tây Nguyên lại thiếu điện trầm trọng. Ở thời điểm đó, mạng lưới truyền tải 220 KV và mạng lưới phân phối không thể xây dựng đồng bộ kịp để tiêu thụ hết điện năng do nền kinh tế đang chuyển mình sang nền kinh tế thị trường, cần thời gian để phát triển.
Trong giai đoạn này Việt
Sau ngày thống nhất đất nước năm 1975, miền Nam có hai nhà máy điện chủ lực cung cấp điện cho toàn vùng, là Nhà máy thủy điện Đa Nhim[2] với công suất 160 MW (xây dựng từ năm 1961- 1964), bằng tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thứ hai là Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức chạy dầu với công suất 156 MW. Chính vì nạn thiếu điện, nên thành phố Hồ Chí Minh lúc đó có chủ trương: “bốn có ba không” tức là 1 tuần 4 ngày có điện, 3 ngày cắt điện. Còn miền Trung thì thậm chí nhiều nơi không có điện bởi phụ thuộc vào máy phát điện chạy bằng dầu diezen. Dầu không mua được từ các nước tư bản, còn Liên Xô chỉ cung cấp theo định mức hạn chế hàng năm chứ không cung cấp theo yêu cầu. Năm 1988, Nhà máy Thủy điện Trị An[3] với công suất 400 MW đi vào hoạt động nhưng chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu điện của miền Nam. Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long rất “khát” điện, mong mỏi có nguồn cung để phục vụ phát triển kinh tế.
Trong tình hình thiếu thốn điện năng rất nghiêm trọng cùng với sự quan sát thực tế đời sống do thiếu điện, Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định: “Tình hình điện như thế này khó mà kêu gọi người nước ngoài tự nguyện đầu tư vào Việt Nam được?”[4]. Theo TS Thái Phụng Nê, khi đó là Trợ lý Bộ trưởng Bộ Năng lượng Vũ Ngọc Hải, tinh thần đó thể hiện sự trăn trở, lo lắng của Thủ tướng, đặc biệt trước những ý kiến thẳng thắn, mang tính phê phán của Tổng chuyên gia Liên Xô Bôgachenkô với Tổng Bí thư Đỗ Mười, khi tổ máy 5 và 6 Thủy điện Hòa Bình chuẩn bị phát điện: “Các đồng chí nhờ Liên Xô giúp đỡ xây dựng Thủy điện Hòa Bình nhằm đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội Việt
Thủ tướng Võ Văn Kiệt (ngồi bên trái) và Bộ trưởng Thái Phụng Nê (phải)
nghe báo cáo tại công trường xây dựng đường dây 500 KV, năm 1992.
Dựa theo Tổng sơ đồ phát triển điện Việt
Khi Dự án xây dựng đường dây 500 KV mạch I trình lên Chính phủ, Bộ Năng lượng nhận được ý kiến phản hồi từ nhiều phía. Có quan điểm cho rằng: “Nếu Thủy điện Hòa Bình thừa điện thì bán điện cho Trung Quốc, lấy tiền đó đưa về xây dựng một nhà máy điện tương ứng cho miền Khả năng về kỹ thuật của Việt
Quý IV năm 1991, Bộ Năng lượng trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) Võ Văn Kiệt hai phương án: 1/ Bán điện cho Trung Quốc để lấy tiền xây dựng nhà máy nhiệt điện ở miền Nam; 2/ Xây dựng đường dây 500KV đưa điện từ miền Bắc vào miền Trung và miền
Nhiều chuyên gia Việt
Việc trao đổi, phản biện không chỉ cấp Bộ mà còn ở Quốc hội. Mỗi lần Bộ Năng lượng trình bày dự án ở Quốc hội đều rất lo lắng, GS Vũ Đình Cự – Phó Chủ tịch Quốc hội thường chất vấn rất căng vấn đề an toàn đường dây. Có lần TS Thái Phụng Nê chưa trình bày xong thì ông Cự đã hỏi: “Thế an toàn đường dây ra sao”. Một câu hỏi rất khó có thể trả lời dứt khoát ở thời điểm đó. Nhớ lại thời điểm đó, TS Thái Phụng Nê chia sẻ: “Tuy chưa xây dựng đường dây 500KV bao giờ nhưng chúng ta có lòng quyết tâm và tự tin sẽ thành công”[14]. Để giải quyết vấn đề “một phần tư bước sóng”, các chuyên gia đề xuất phương án chia đường dây 500KV thành 4 đoạn[15].
Đồng thời, Bộ Năng lượng đã nhờ đến các chuyên gia của hãng Pacific Power của Úc tư vấn việc chống dòng điện xung khi đóng (cắt) đường dây điện. Theo đó, tại hai trạm Pleiku và Đà Nẵng được đặt các máy hòa điện. Nếu hệ thống điện ở miền Nam quá nhỏ (bởi dòng điện thay đổi theo ngày), thì phải tiến hành hòa điện đường dây ở trạm Pleiku, nếu hệ thống điện hai miền cân bằng thì tiến hành hòa điện ở Đà Nẵng. Nhờ đó, đường truyền điện sẽ ngắn lại chỉ còn 1 phần 3 hoặc 1 phần 2, giúp thay đổi “nguyên lý một phần tư bước sóng”.
Các cuộc trao đổi, tranh luận trong Quốc hội diễn ra vô cùng gay gắt, Lãnh đạo Đảng và Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Võ Văn Kiệt, luôn lắng nghe các cơ quan chuyên môn. Năm 1992, Thủ tướng đã xuống Công ty cổ phần tư vấn thiết kế điện I[16] ở Thanh Xuân, Hà Nội nghe mọi người trình bày về việc tính toán xây lắp đường dây 500KV mà trước đó ông đã nghe nhiều lần ở Bộ Năng lượng. Sau khi nghe ý kiến nhiều cấp, trong cuộc họp các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt kết luận: “Về mặt kỹ thuật, tôi tin ở các anh, nếu những vấn đề kỹ thuật không đúng, các anh chịu trách nhiệm. Bây giờ, ta không bàn nữa, ai ủng hộ tôi thì đi theo tôi, ai không đồng ý thì xin đứng ra ngoài”. Tất cả các thành viên trong Chính phủ đều ủng hộ quyết định của Thủ tướng, không một ai đi ra ngoài. Thủ tướng nói tiếp: “Tôi quyết định, đường dây 500KV thành công thì tốt, nếu không thành công, tôi xin từ chức trước”[17]. Thủ tướng sẵn sàng lấy vận mệnh chính trị của mình cho việc xây dựng đường dây 500KV. Đây là quyết định dũng cảm, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm của Thủ tướng. Theo TS Thái Phụng Nê: “Đây cũng thể hiện sự thống nhất cao trong Chính phủ, nếu như Bộ Tài chính mà lăn tăn thì tiền đâu mà làm. Nếu không thu xếp, đảm bảo kinh phí nhanh chóng thì làm sao trong 2 năm có thể hoàn thành tiến độ xây dựng đường dây được”[18]. Ông Đỗ Quốc Sam – khi đó là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước[19] cũng thường xuyên kiểm tra và kịp thời thông qua thiết kế thì mới được Bộ Tài chính cấp tiền cho xây dựng các cột điện ngoài thực địa.
Tháng 2-1992, Bộ Chính trị họp, thông qua phương án xây dựng đường dây 500KV, và được Tổng Bí thư Đỗ Mười đồng ý phê duyệt. Nhưng, trước khi đặt bút phê duyệt, Tổng Bí thư đã thể hiện trách nhiệm, tấm lòng vô cùng cao cả với nhân dận, đất nước, TS Thái Phụng Nê kể rằng: Tết âm lịch năm 1992 (đầu tháng 2-1992). Tổng Bí thư Đỗ Mười đến nhà GS.TSKH Trần Đình Long chúc tết, mặc dù không khí đón Xuân, song ông Đỗ Mười vẫn canh cánh công việc: “Tôi ở miền Nam ra, ở đó thiếu điện ghê gớm lắm, về việc ổn định vận hành đường dây 500KV ý của giáo sư thế nào, khi đường dây được kéo, trùng vào một phần tư bước sóng thì sao?”. Ông Long giải thích: “Đường dây được chia 4 đoạn và có 1 trạm cắt điện khi xảy ra sự cố được đặt ở Hà Tĩnh. Có các máy bù tự động tần số và điện áp đặt ở các trạm. Xin báo cáo để đồng chí Tổng Bí thư có thể yên tâm”[20]. Sau khẳng định khoa học đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười quyết định khởi công đường dây 500KV.
Ngày 5-4-1992, Lễ khởi công xây dựng đường dây 500KV được thực hiện ở cả 5 địa điểm: Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Pleiku, Phú Lâm, với lực lượng được dải đều toàn tuyến dài 1487 km. Theo nguyên Bộ trưởng Vũ Ngọc Hải: “Cán bộ ngành Điện là 20.000 người, ngành Xây dựng là 12.000 người. Chưa kể đến các đơn vị khác như: quân đội, dân quân địa phương, thậm chí người dân địa phương… cũng tham gia vào công cuộc xây dựng”[21]. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng đường dây 500 KV trong 2 năm là một thách thức vô cùng lớn đối với Chính phủ, Bộ Năng lượng và Bộ trưởng Thái Phụng Nê (giai đoạn 1992-1995)…, tiếp tục gánh vác trọng trách này.
(Đón đọc Kỳ II: Vượt qua thử thách).
Ngô Văn Hiển
___________________________
* TS Thái Phụng Nê, sinh năm 1936, chuyên ngành Điện lực, nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng (1992 – 1995).
[1] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[2] Thuộc huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận.
[3] Thủy điện Trị An khởi công năm 1984 đến năm 1991 thì hoàn thành.
[4] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu đã dẫn.
[5] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu đã dẫn
[6] Bây giờ gọi là Tổng quy hoạch điện quốc gia, được thực hiện từ năm 1981. Đến năm 2020 có 7 quy hoạch.
[7] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, đã dẫn.
[8] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, đã dẫn.
[9] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu đã dẫn.
[10] Phỏng vấn ghi âm ông Vũ Ngọc Hải (nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng) ngày 1-10-2020, lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[11] Từ năm 1992 được gọi là Thủ tướng.
[12] Phỏng vấn ghi âm ông Vũ Ngọc Hải ngày 1-10-2020, tài liệu đã dẫn.
[13] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu đã dẫn.
[14] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, tài liệu đã dẫn.
[15] Đoạn một từ Hòa Bình đến Hà Tĩnh, đoạn hai từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, đoạn ba từ Đà Nẵng đến thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, đoạn bốn là từ Pleiku tới Phú Lâm, thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi trạm đều đặt máy bù tự động điều chỉnh điện áp và tần số. Khi áp thấp sẽ tự động điều chỉnh cao và ngược lại để đảm bảo dòng điện ở mức 500KV. Tuy việc mua thiết bị của các trạm biến áp tốn kém hơn nhưng đảm bảo điều chỉnh ổn định dòng điện trên đường dây hiệu quả
[16] Thuộc Bộ Năng lượng.
[17] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, đã dẫn.
[18] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, đã dẫn.
[19] Từ năm 1995 đổi thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
[20] Phỏng vấn ghi âm TS Thái Phụng Nê ngày 5-8-2020, đã dẫn.
[21] Phỏng vấn ghi âm ông Vũ Ngọc Hải ngày 1-10-2020, đã dẫn.