GS.TS Trần Hậu Quỳ[1] kể, vì yêu thích thơ văn nên thuở học trung học ông đã ước mơ sẽ thi vào một trường đại học theo lĩnh vực này để trở thành nhà thơ, nhà văn. Ngay từ thời phổ thông ông cũng đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết Theo bánh xe lăn để gửi Nxb Văn học nhưng sản phẩm của cậu thanh niên Trần Hậu Quỳ chưa đủ “chín” để ấn hành.
GS.TS Trần Hậu Quỳ
Nhưng năm 1962, ông lại chọn học ngành cầu đường của trường ĐH Giao thông vận tải với hi vọng sẽ được đi lại nhiều để thỏa sức sáng tác. Tốt nghiệp đại học năm 1966, Trần Hậu Quỳ lại được phân công công tác ở Binh chủng công binh, rồi chuyển sang làm giảng viên Học viện Hậu cần sau khi đi học về lĩnh vực chỉ huy hậu cần ở Liên Xô năm 1977. Bận rộn với công tác giảng dạy, rồi làm Phó chủ nhiệm Hậu cần sư đoàn 308, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và môi trường của Học viện Hậu cần nhưng GS Trần Hậu Quỳ vẫn dành thời gian cho sáng tác thơ văn. Một số tập thơ do ông sáng tác đã được xuất bản và nhận được nhiều thiện cảm của độc giả như: Năm tháng cuộc đời, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 2003; Thơ nhà giáo, Nxb Văn hóa dân tộc (2010); Tuyển tập thơ nhà giáo (2010; 2013), Nxb Văn hóa dân tộc, Nxb Văn học…
Cuối buổi trò chuyện, GS.TS Trần Hậu Quỳ giới thiệu cho chúng tôi bản thảo “Thơ 2016” đã hoàn thành. Có lẽ, những vần thơ được ra đời từ cảm xúc về những con người và việc làm bình dị trong cuộc sống đã giúp nhà khoa học quân sự này có thêm động lực để làm việc hiệu quả hơn.
Lưu Thị Thúy
[1] Nguyên Trưởng phòng Kkhoa học công nghệ và môi trường, Học viện Hậu cần.