Gặp người tìm ra cây vàng đắng hơn 40 năm trước

Niềm nở đón tiếp chúng tôi, ông say sưa kể về những ngày ông công tác tại sư đoàn 304, quân đoàn 2. Ánh mắt ông bừng sáng, tự hào khi chia sẻ những chiến dịch ông tham gia trong kháng chiến Pháp, khi mới ngoài đôi mươi như: Chiến dịch Biên giới (1950), chiến dịch Hòa Bình (1951), chiến dịch Hà Nam Ninh (1951), chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

 

GS.TS Nguyễn Liêm

Năm 1958, ông được cử đi học tại trường Trung cấp Dược, rồi trường Đại học Dược Hà Nội. Đây là một bước chuyển lớn trong quá trình học tập, công tác của ông. Từ năm 1965, ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Dược, Quân khu III; sau đó giữ cương vị Chủ nhiệm Khoa Dược học, Học viện Quân y (1985-1997).

Trong suốt hơn 30 năm công tác trong ngành Quân dược, bên cạnh công tác giảng dạy, GS.TS Nguyễn Liêm đã cùng đồng nghiệp thực hiện nhiều đề tài như: Nghiên cứu cao lá sến, dầu sến làm thuốc chữa vết bỏng, vết thương; Nghiên cứu cây thuốc có tác dụng bảo vệ phóng xạ; nghiên cứu cây xoan trà (Choerospondias axillaris) làm thuốc chữa bỏng. Đặc biệt, đề tài Nghiên cứu sản xuất berberin từ cây vàng đắng là một trong những công trình nghiên cứu ông tâm đắc nhất. Đây cũng là tiền đề để ông thực hiện và bảo vệ luận án Phó tiến sĩ, đề tài Góp phần nghiên cứu về thực vật và hóa học của cây vàng đắng, năm 1982. “Cả đời tôi sướng nhất là tìm được cây vàng đắng từ năm 1974, tại đường Trường Sơn. Đó cũng là tình cờ, cái may, nhưng theo tôi cũng cần phải có chuyên môn mới nhận biết được” – GS.TS Nguyễn Liêm tâm sự.

Hoàng Thị Liêm