Đó là nội dung ý kiến nhận xét về Cụm công trình Ghép tạng được đề nghị nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005 của GS.TS Lê Xuân Thục[1] với tư cách là phản biện 1. Cụm công trình Ghép tạng này có sự tham gia của hàng trăm thành viên, gồm nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp mà điển hình là ba đề tài: "Nghiên cứu một số khía cạnh về ghép thận để phục vụ việc ghép thận trên người"; "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến phục vụ ghép tạng ở Việt Nam"; "Nghiên cứu một số vấn đề về ghép gan để thực hiện ghép gan trên người tại Việt Nam".
Năm 1992, ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện thành công tại Viện Quân y 103 – Học viện Quân Y như một “phát súng” mở đầu, mở ra một trang mới trong lịch sử ghép tạng ở Việt Nam. GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng[2] là một trong những người tham gia vào ca ghép đó. Những hồi hộp, lo âu chuẩn bị cho ca phẫu thuật…, rồi vỡ òa sung sướng khi ca ghép thành công còn đậm mãi trong tâm trí ông.
Tiếp tục công việc nghiên cứu của các bậc thầy
Chuyện là vào năm 1990, khi đó PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng đang là Trưởng phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học, Học viện Quân y. Giám đốc Học viện Quân y lúc đó là GS.TSKH Lê Thế Trung có ý định tiếp tục việc nghiên cứu về ghép thận ở Việt Nam. Nhớ lại chuyến công tác vào miền Trung và Tây Nguyên, khi hai thầy trò đi dọc bờ sông Hương, trò chuyện về việc phát triển Học viện. GS Lê Thế Trung có hỏi: Theo anh, học viện chúng ta nên chọn một đề tài khoa học gì làm điểm tựa để vươn lên?. Ông Hùng không ngần ngại và trả lời luôn: Thưa thủ trưởng, Học viện nên chọn đề tài ghép thận!.
Theo GS Phạm Mạnh Hùng, vấn đề ghép tạng ở nước ta được nghiên cứu khá sớm. Từ cuối những năm 60, BS Hùng lúc bấy giờ vừa mới tốt nghiệp trường Đại học Y Hà Nội được GS Tôn Thất Tùng cho phép vào phòng thực nghiệm của thầy, để được quan sát trực tiếp thầy mổ ghép tim trên chó, con chó đó sống được một thời gian. Cũng trong khoảng thời gian này, được sự đồng ý và hướng dẫn của GS.TSKH Đặng Đức Trạch[3] và GS Vũ Triệu An[4], ông được biệt phái sang Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cùng đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu sản xuất huyết thanh ngựa kháng tế bào tuyến ức người. Việc sản xuất huyết thanh này nhằm mục đích ức chế miễn dịch trong quá trình ghép tạng. Đến năm 1984, sau khi kết thúc đợt học tập ở Hà Lan theo một dự án do chính phủ Hà Lan giúp Việt Nam, về nước, ông được GS Nguyễn Thế Khánh[5] cho phép đến trình bày cập nhật những kiến thức miễn dịch học và miễn dịch ghép tại Viện Quân y 108, với hy vọng sẽ tiếp tục công việc nghiên cứu về ghép thận ở Việt Nam. Tuy nhiên do hoàn đất nước chiến tranh, sau đó là bao vây cấm vận… những ý tưởng trên không được tiếp tục thực hiện. Do vậy, khi được thầy Trung hỏi, ông như được mở cờ trong bụng, có dịp được nói ra những suy nghĩ đã ấp ủ bấy lâu.
Ngay sau chuyến công tác đó, GS.TSKH Lê Thế Trung đã xây dựng một chương trình, trong đó triển khai nhiều việc để tiến tới thực hiện ghép thận ở Việt Nam và coi đây là mục tiêu số 1 của Học viện Quân y lúc bấy giờ. GS Phạm Mạnh Hùng giải thích thêm: Sở dĩ lại chọn ghép thận để khởi đầu vì đặc điểm cơ thể người có 2 quả thận, nếu cho một quả thì người cho vẫn sống bình thường. Về mặt kỹ thuật cũng dễ ghép hơn những tạng khác[6].
Trong lịch sử y học, người ta vẫn nghĩ rằng trong ghép thận, khâu khó nhất là phẫu thuật (ngoại khoa). Tuy nhiên, có trường hợp nhà ngoại khoa giỏi tay nghề, khâu nối mạch máu tốt, nhưng không hiểu sao quả thận không sống được. Sau này họ phát hiện ra rằng, vấn đề khó nhất trong ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung lại thuộc về miễn dịch học. Sở dĩ như vậy là do mỗi cơ thể có bộ máy di truyền khác nhau. Vì vậy, khi ghép một quả thận hay một tạng bất kỳ từ cơ thể này sang cơ thể khác, cơ thể nhận sẽ sinh ra đáp ứng miễn dịch chống lại tạng của cơ thể cho, dẫn đến làm chết tạng ghép, thải bỏ ra ngoài, còn gọi là phản ứng thải bỏ mô ghép. Trong ghép tạng, sứ mệnh của nhà miễn dịch học có hai điều quan trọng: Một là, phải chọn cơ thể cho và cơ thể nhận sao cho không quá khác nhau về di truyền. Thứ hai, làm thế nào cơ thể nhận không sinh ra thải bỏ mô ghép, phải ức chế miễn dịch để mô ghép tồn tại, gọi đó là ức chế miễn dịch ghép – GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng giải thích. Nhận thấy tầm quan trọng của miễn dịch học trong ghép tạng, năm 1990, GS.TSKH Lê Thế Trung quyết định xin phép Bộ Quốc phòng cho thành lập Bộ môn Miễn dịch học và đề xuất với Cục Cán bộ cử PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng làm chủ nhiệm bộ môn. Đây cũng là Bộ môn Miễn dịch học đầu tiên mang tính độc lập về chuyên môn trong các trường Đại học Y ở nước ta (trước đó chương trình đào tạo miễn dịch học cơ bản được lồng ghép với các môn học khác như sinh lý bệnh học hay vi sinh vật học). Cũng trong năm này với tư cách là Trưởng phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học của Học viện Quân y, PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng được lãnh đạo Học viện giao nhiệm vụ triển khai chương trình hợp tác hợp tác với Cuba về đào tạo ghép thận cho học viên Việt Nam. Tháng 12-1990, 12 học viên thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau sang Cuba học tập trong thời gian khoảng 6 tháng, để chuẩn bị cho việc ghép thận ở Việt Nam.
Từ thực nghiệm…
Bên cạnh đó, năm 1991, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ lúc đó là GS Đặng Hữu đã ủng hộ công việc này bằng cách phê duyệt triển khai một đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu một số khía cạnh về ghép thận để phục vụ việc ghép thận trên người" và giao cho Học viện Quân y chủ trì, thực hiện trong 5 năm (1991-1995). Khi bàn trong Đảng ủy và Ban giám đốc Học viện, GS.TSKH Lê Thế Trung đề nghị giao cho PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài là một bước chuẩn bị mang tính quyết định để thực hiện ghép tạng ở trên người. Bởi, trước khi ghép thận trên người cần có giai đoạn thực nghiệm trên súc vật – GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước gồm 15 đề tài nhánh với sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế thuộc các chuyên khoa khác nhau như: thận học, ngoại khoa tiết niệu, gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, miễn dịch học, dược lý học, y học cổ truyền, huyết học… thuộc các cơ quan: Học viện Quân y, trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt – Đức, Viện Quân y 108, Viện Huyết học truyền máu Trung ương, trường Đại học Y Thái Bình… Mục tiêu của đề tài là: Hoàn chỉnh các kỹ thuật và các thao tác lấy thận, rửa thận, ghép thận thực nghiệm và theo dõi hậu phẫu; Bước đầu xác định nhu cầu ghép thận ở Việt Nam, góp phần tạo cơ sở vật chất, pháp lý cho việc ghép thận ở trên người; Góp phần nâng cao kỹ thuật của một số chuyên ngành liên quan đến ghép thận như: miễn dịch, sinh hóa, huyết học truyền máu, thận học và chạy thận nhân tạo…
Trong quá trình thực hiện đề tài, công việc các ông phải tiến hành thường xuyên là mổ ghép thận trên chó để thao tác được thuần thục, giữa người mổ chính với người mổ phụ và cả với những người phục vụ phối hợp nhịp nhàng tạo thành một ekip mổ lấy thận, ekip ghép thận, ekip chăm sóc. Bấy giờ khó khăn cả về tài chính, phương tiện, nhưng kíp nghiên cứu của Học viện Quân y hạ quyết tâm ghép được thận trên chó thành công. Nếu như ở các nước tiên tiến phải có hẳn một khu phẫu thuật thực nghiệm, có phòng mổ vô trùng, có các dụng cụ phục vụ cho ca mổ không khác gì trên người nhưng Việt Nam thì không có. Chỉ có một phòng mổ, trước khi mổ, con chó được tắm rồi mang lên bàn mổ và phải mổ bằng kính thường. Để tiết kiệm vật thí nghiệm, đầu tiên nhóm thực hiện cắt quả thận của chó rồi tiến hành ghép lại cho chính nó, nhưng không phải ghép vào chỗ quả thận cũ, mà ghép ở vùng bẹn.
PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng (bên phải) báo cáo với Bộ trưởng Bộ y tế Phạm Song (áo trắng) và
GS.TSKH Lê Thế Trung việc ghép thận thực nghiệm tại Học viện Quân y, khoảng 1991-1992
Một số con chó đầu được ghép thận đã không thành công do bị nhiễm trùng. Nhưng nhóm thực hiện không nản chí, tiếp tục ghép và sau được ghép đã sống và được chăm sóc. Khi theo dõi con chó sau mổ thấy được những giọt nước tiểu đầu tiên, ai nấy đều vui mừng: Có thể nói những giọt nước tiểu của con chó đái ra sau khi ghép, chúng tôi theo dõi từng giọt. Đó là những thành công bước đầu, bởi đã trông thấy được một đường ánh sáng để đi, biết được ghép thận là làm thế nào.
… đến ghép thận trên người
Để chuẩn bị ghép thận trên người, GS.TSKH Lê Thế Trung giao cho ông Phạm Mạnh Hùng mời các chuyên gia nước ngoài sang chỉ dẫn. “GS Lê Thế Trung nghĩ rằng, để chắc chắn đảm bảo sự sống cho người bệnh, nên mời chuyên gia nước ngoài sang giúp, còn các bác sĩ Việt
Ông Phạm Mạnh Hùng đã mời chuyên gia của nhiều nước như Liên Xô, Tiệp Khắc, Cuba sang làm việc và mời tới thăm các bệnh viện lớn ở Việt Nam. Khi ông đặt câu hỏi: Việt
Năm 1992, một câu chuyện tình cờ và như là duyên số đã đến. Có một người Pháp mang một nửa dòng máu Việt
Sau khi tham quan Việt
Thời gian 4 tháng “cấp tập” với tinh thần “thiếu thì đi mượn, đi xin; không giấu yếu kém; làm ngày làm đêm”, các ông lo chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị, nhân sự… Ông chia sẻ: Chuẩn bị người cho và người nhận là việc khó nhất. Phải tìm được người đồng ý ghép và người trong gia đình đồng ý cho thận. Chúng tôi lên danh sách chọn được 3 đôi. Chúng tôi phải làm việc cặn kẽ vì ở Việt
PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng lên kế hoạch công việc, thời gian thực hiện,… hàng ngày báo cáo GS.TSKH Lê Thế Trung tiến độ thực hiện. Trước hôm GS Chu Shu Lee sang Việt
Ngày 4-6-1992, 6h sáng mọi người đã có mặt đông đủ để chuẩn bị cho ca ghép. GS Chu Shu Lee khi bước vào hành lang phòng mổ, nhắc ông Hùng việc chuẩn bị 2 cái chậu chứa cloramin (thuốc sát trùng) để tất cả mọi người vào phòng mổ đều phải ngâm chân qua chậu thuốc sát trùng – đó là yêu cầu bắt buộc. GS Phạm Mạnh Hùng nhận định: Đây là quy định chưa có trong tiền lệ các phòng mổ ở Viện 103 lúc bấy giờ.
Bệnh nhân đầu tiên được ghép thận là Thiếu tá Vũ Mạnh Đoan, 40 tuổi (Chủ nhiệm Thông tin Quân đoàn 3). Anh Vũ Mạnh Toàn, 26 tuổi, em ruột Thiếu tá Đoan là người tự nguyện hiến và đã được xét nghiệm nghiêm ngặt (về tương hợp mô, nhóm máu phù hợp…). Sau 6 giờ phẫu thuật, ca ghép thận đầu tiên đã thành công tốt đẹp. Nhận định về ca ghép thận đầu tiên này, ông cho biết: Đây là một việc làm có tính “được ăn cả, ngã về không”. Trong lịch sử y học thế giới có những nước tiến hành mổ ghép thận ca đầu tiên bị thất bại người cho thận bị chết trên bàn mổ, và sau nhiều năm họ cũng chưa tiếp tục tiến hành ghép tạng. Học viện Quân y so với các bệnh viện khác lúc bấy giờ tuy còn nghèo, cán bộ thiếu, nhưng có một ý thức kỷ luật, đoàn kết, hiệp đồng, đã làm với tinh thần quyết thắng.
Niềm vui vỡ òa của kíp mổ thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam – ngày 4-6-1992
Từ trái: GS.TSKH Lê Thế Trung (thứ 3), GS Chu Shu Lee (áo trắng), PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng (thứ 5)
Cũng với sự giúp đỡ của GS Chu Shu Lee, ca ghép thận thứ 2 được tiến hành vào ngày 5-6 và ca thứ ba vào ngày 8-6. Một vinh dự lớn cho Bệnh viện và những người làm công tác ghép thận là ngày 5-6, đồng chí Võ Văn Kiệt – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Viện Quân y 103 và chứng kiến ca ghép thận thứ hai. Thủ tướng nhiệt liệt chúc mừng thành công của những ca ghép thận đầu tiên ở Việt nam, thăm hỏi bệnh nhân và căn dặn các thầy thuốc khắc phục mọi khó khăn, tích cực nghiên cứu để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại vào việc phát triển các kỹ thuật y học chuyên sâu ở nước ta, đáp ứng tốt hơn yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân[7].
Được GS Chu Shu Lee “cầm tay chỉ việc” trong các ca ghép thận, các bác sĩ Việt
Trong y khoa, có những sự cố đòi hỏi người bác sĩ phải bình tĩnh để xử trí. Ca ghép thận thứ ba là một ví dụ. Bệnh nhân tên là Thu, người An Giang. Khi khám cho bệnh nhân này, GS Chu Shu Lee đã băn khoăn về chỉ định ghép, nhưng vì bệnh nặng không có cách nào khác, chị Thu trực tiếp gặp GS Chu Shu Lee đề nghị được ghép thận và nhận được câu trả lời đồng ý. Trước cuộc mổ, mọi khâu kiểm tra, xét nghiệm… được chuẩn bị đầy đủ. Người cho thận là mẹ đẻ của chị Thu (lúc đó bà đã gần 60 tuổi). Trong quá trình ghép sau khi vừa nối động mạch, nối tĩnh mạch, mở thông máu của người nhận vào thận của người cho, bất ngờ quả thận thâm tím và xẹp xuống. GS Chu Shu Lee giật mình. Lúc đó ông quay người về phía sau nhìn PGS.TSKH Phạm Mạnh Hùng với con mắt lo âu và nghĩ đến đây là hiện tượng thải cấp, nếu đúng như thế thì khi đó quả thận ghép phải tháo ra vì sẽ bị chết. Nhưng GS Chu Shu Lee hết sức bình tĩnh dùng ngón tay chạm nhiều lần chỗ nối mạch máu, bất ngờ quả thận phồng lên và hồng lại. GS Chu Shu Lee thốt lên: À tôi hiểu rồi, đấy là do tôi. Tôi khâu nhưng chưa qua lớp nội mạc của mạch máu, vì vậy dòng máu đẩy tách nội mạc của mạch máu, tạo thành một cái van, do đó máu không đi từ người nhận vào thận của người cho mới được ghép, làm cho quả thận thiếu máu. Sau đó phải tháo các mối ghép ra nối lại. Trong lúc phiên dịch cho GS Chu Shu Lee, ông Hùng hiểu được tâm trạng lúc đó của GS Lee vì hiện tượng thải ghép cấp là kết quả của đáp ứng miễn dịch đã có sẵn trên người nhận lẽ ra phải phát hiện trước một cách chính xác. Và nếu như quả thận đó chết, bản thân ông cũng có một phần trách nhiệm vì nhóm miễn dịch của ông không thử cẩn thận, không phát hiện được tình trạng tiền mẫn cảm ở người bệnh.
Sau khi ghép thận, bệnh nhân phải sống trong điều kiện vô trùng do sức đề kháng giảm, phải dùng thuốc chống miễn dịch, được chăm sóc, theo dõi kỹ càng. Nhưng GS Chu Shu Lee dặn thêm: Ông nhớ 80% thời gian quan tâm đến người cho thận, còn 20% quan tâm đến người nhận thận. Ông thấy lạ. GS Chu Shu Lee giải thích: Đây là kinh nghiệm của cuộc đời tôi. Vì người cho quyết định thành công ca ghép. Họ đồng ý cho mới có thận để ghép. Họ là một người khỏe mạnh bình thường, hiến thận mà bị chết là một tội lớn. Do đó cần động viên chăm sóc người cho cả trước và sau mổ, để họ yên tâm hiến thận cứu người bệnh và không để họ bị các biến chứng sau mổ như đau đớn, nhiễm trùng. Cho đến bây giờ, ông thấy điều này vẫn luôn đúng.
Nhờ những ca ghép thận đầu tiên do GS Chu Shu Lee trực tiếp chỉ đạo, đội ngũ bác sĩ ghép thận trưởng thành rất nhiều. Tháng 7-1993 ca ghép thận đầu tiên hoàn toàn do các bác sĩ Việt
Từ ca ghép thận đầu tiên thành công, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện được hàng nghìn các ca ghép tạng khác nhau: ghép gan, ghép tụy, ghép tim, ghép phổi, ghép tụy – thận,… từ nguồn mô, tạng của người hiến còn sống và người cho chết não.
Tuy nhiên, nhớ lại những ngày đầu chuẩn bị cho việc ghép thận, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng coi đó là quãng thời gian chiến đấu, làm việc căng thẳng không chỉ riêng ông mà của toàn ekip, ai nấy đều làm việc say mê, đầy trách nhiệm. Đó cũng là khoảng thời gian đan xen những cảm xúc trái ngược. Là niềm vui, sung sướng khi những ca ghép thận thành công. Nhưng cũng mất ăn, mất ngủ khi gặp những trường hợp không có chỉ định được ghép, những ca phải ghép lại, và cả những người không may mắn khi phải ra đi khi tuổi còn thanh xuân. Nhưng qua đó, ông cũng học được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình làm nghề, và cả trong quản lý từ người thủ trưởng đáng kính – cố GS.TSKH, Thiếu tướng Lê Thế Trung trong việc dùng người, biết phát huy tính tích cực của mỗi người.
Hoàng Thị Liêm
__________________________
[1] Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
[2] Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.
[3] Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
[4] Chủ nhiệm Bộ môn sinh lý bệnh, trường Đạị học Y Hà Nội.
[5] Nguyên Viện trưởng Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).
[6] Phỏng vấn GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng ngày 29-7-2021, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. Những câu trích trong bài viết, đều được lấy từ buổi PV này.
[7] Sách Lịch sử Viện Quân y 103, tr. 217.