GS. TS, NGƯT Phạm Quang Phan – tấm gương sáng ngời của dòng họ Phạm

GS. TS, NGƯT Phạm Quang Phan

Gian khổ hun đốc nên ý chí phấn đấu

Ông sinh ra trời thời buổi đất nước còn khó khăn, tuổi thơ của ông là những chuỗi ngày gắn liền với sự vất vả của gia đình, đất nước. Khi Tổ quốc đang đứng trước những giữa muôn vàn những khó khăn, thử thách, không chịu khuất phục, năm 1965 ông quyết định lên đường tham gia chiến trường chống Mỹ. Khoảng thời gian cùng đồng đội cầm súng là thời kỳ ông phải chiến đấu với cái đói, cái khát và những cơn sốt rét bủa vây. Trong tám năm cầm súng cùng đồng đội chiến đấu gian khổ ác liệt, sức khỏe của ông giảm sút buộc ông phải rời xa mặt trận. Không đầu hàng số phận, vẫn cố gắng vươn lên xóa đi mọi rào cản để bước tới thành công, niềm tin ấy đã tiếp thêm động lực và sức mạnh để ông vượt qua những bão tố.

Năm 1973, ông được quân đội cho chuyển ngành đi thi Đại học với hi vọng con đường tri thức sẽ là cầu nối giúp ông một lần nữa đem công sức cống hiến cho nước nhà. Năm 1978, ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế- Kế hoạch, 5 năm cho những ước mơ bùng cháy, ông được trường giữ lại làm giảng viên. Đứng trên bục giảng, là người thầy với những bài giảng sâu sắc, lắng đọng, là người lính lại thể hiện sự hiên ngang với ý chí quật cường. Năm 1982, ông được cử đi học Tiến sĩ tại Liên Xô, ông tạm gác lạ nghiệp duyên của mình. Sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại Đại học Tổng hợp Leningrat (Liên Xô cũ) với chuyên ngành đào tạo Kinh tế chính trị, ông tốt nghiệp và trở về quê nhà năm 1986. Trở lại với phấn trắng, bảng đen và các thế hệ học trò, ông hạnh phúc và say mê truyền tải kho tàng kiến thức của mình. Ông còn tham gia giảng dạy trên Đài tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam với mong muốn mang nhiều cơ hội hơn cho các học trò trong suốt những năm tháng dạy học. Năm 1996, ông hoàn thiện bản thân mình hơn khi được phong hàm Phó giáo sư, năm 2003 ông được phong học hàm cao nhất: Giáo sư. Giữa vô vàn lời xung tụng của bạn bè, các thế hệ học trò, người thân quen nhưng GS. TS. NGƯT Phạm Quang Phan vẫn một mực khiêm nhường, chính trực, ông chỉ tự nhận mình là “hạt cát” giữa cuộc đời.

GS. TS, NGƯT Phạm Quang Phan – người có nhiều công trình khoa học đáng nể

Ngày ông tốt nghiệp Đại học cũng là khi đất nước thống nhất, nhận thức được tầm quan trọng của một đất nước đang đổi mới ông quyết tâm nghiên cứu chuyên sâu vấn đề kinh tế của nước nhà. Chính vì quyết tâm đưa Việt Nam tiến lên ông được cử sang nghiên cứu sinh ở nước ngoài với hi vọng có thể áp dụng những thành tựu khoa học tiến bộ vào việc cải cách nền kinh tế. Sau khi trở về từ Liên Xô, ông tham gia nhiều công trình khoa học.

Một trong những đề tài mà ông tâm đắc và dốc toàn bộ sức lực là “Đặc trưng về quan hệ sản xuất của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Đề tải tập trung nghiên cứu, phân tích rõ những đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất trong các mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Trình bày các mô hình kinh tế thị trường, làm rõ đặc trưng và xu hướng vận động của nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa hiện đại. Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội như là những nấc thang tiến hóa tự nhiên. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiên tiến hành cũng như những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đặc biệt để tài đã đề xuất những kiến nghị, những điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển và xây dựng thành công nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là một nhánh của để tài cấp Nhà nước do ông giữ vai trò chủ nhiệm từ năm 2003, thu hút được nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận cùng tham gia. Đến tháng 7 năm 2005 để tài được nghiệm thu với kết quả xếp loại xuất sắc.

Quan hệ sản xuất của mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”. Đề tải tập trung nghiên cứu, phân tích rõ những đặc trưng cơ bản của quan hệ sản xuất trong các mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường XHCN và kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển và sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Trình bày các mô hình kinh tế thị trường, làm rõ đặc trưng và xu hướng vận động của nền kinh tế thị trường Tư bản chủ nghĩa hiện đại. Phân tích làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội như là những nấc thang tiến hóa tự nhiên. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiên tiến hành cũng như những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đặc biệt để tài đã để xuất những kiến nghị, những điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự phát triển và xây dựng thành công nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là một nhánh của để tài cấp Nhà nước do ông giữ vai trò chủ nhiệm từ năm 2003, thu hút được nhiều nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lý luận cùng tham gia. Đến tháng 7 năm 2005 để tài được nghiệm thu với kết quả xếp loại xuất sắc.

Bên cạnh đó ông còn tham gia viết, biên soạn 25 đầu sách gồm các sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp. Nổi bật nhất phải kể đến những cuốn sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo dùng làm giáo trình giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trong toàn ngành như: “Kinh tế chính trị Mác Lenin” đồng chủ biên; “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac Lenin” đồng chủ biên; “Kinh tế vĩ mô” (dùng cho hệ đào tạo đại học theo phương thức từ xa) với vị trí chủ biên giáo trình. Đây là giáo trình được viện Đại học Mở Hà Nội liên tục tái bản nhiều lần để đáp ứng nhu cầu người học cho đến hiện nay.

Không chỉ dừng lại ở việc biên soạn, ông còn tham gia viết báo với hơn 36 bài báo khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu khoa học Hội nghị Quốc gia và Quốc tế. Một số bài viết của ông đã để cập đến những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nổi cộm của đất nước qua mỗi giai đoạn phát triển như: “Cơ chế hình thành giá cả trong kinh tế thị trường”; “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam”; “Tác động của công nghiệp hóa đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay”; “Về tính tất yếu và khả năng thực hiện kinh tế tri thức ở Việt Nam”; “Các thành phần kinh tế trong quá trình đổi mới ở Việt Nam”; “Nhận thức về vấn để bóc trong khu vực kinh tế tư nhân”; “Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam theo hướng hội nhập kinh tế Quốc tế”…

Niềm tự hào cho thế hệ trẻ noi theo

Vượt qua chặng đường dài hơn 40 năm với bao khó khăn mệt nhọc nhưng ngọn lửa đam mê nơi người con tài ba của đất nước thì chưa bao giờ tắt. Trong hành trình bước tới đỉnh cao gian lao ấy ông đã may mắn có được sự quan tâm, động viên của gia đình, có thể nói gia đình chính là điểm tựa vững mạnh nhất đưa ông tới thành công của ngày hôm nay. Ông luôn tự hào khi bản thân được sinh ra trong một gia đình cách mạng, có nhiều đóng góp trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Dù cho chiến tranh có để lại nhiều thương tổn về mặt thể xác nhưng cũng chính những lúc đó đã hun đúc trong ông lòng quyết tâm, nghị lực và tỉnh yêu cuộc sống vĩnh hằng.

Sẽ là thiếu sót lớn nếu như trên chặng đường dài ấy ta vô tình quên đi giọt mồ hôi của những trưa hè nắng nóng khi ông cùng học trò miệt mài với tư liệu, bài giảng. GS.TS Phạm Quang Phan đã hướng dẫn gần 20 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và gần 100 học viên Cao học bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ kinh tế.

“Người ta không có quyền lựa chọn được sinh ra nhưng có quyền lựa chọn cách sống cho riêng mình”. Nhìn lại chặng đường đã qua của GS.TS.NGƯT Phạm Quang Phan, một người lính, một người thầy mới thấy thấm thía hết được tinh thần, nhiệt huyết với lối sống, con đường mà ông đã chọn. Ông luôn là điểm tựa, tấm gương sáng, niềm tự hào của dòng họ Phạm để con cháu noi theo.

 

Nienlich.vn

Nguồn: nienlich.vn/tin-tuc/nha-khoa-hoc/gs-ts-ngut-pham-quang-phan-tam-guong-sang-ngoi-cua-dong-ho-pham