1. Đêm rằm tháng 6 âm lịch năm Tân Dậu (1921), chú bé Trần Văn Khê chào đời trong một gia đình bốn đời nhạc sĩ. Cụ cố Trần Quang Thọ trước kia là nhạc công Triều đình Huế. Ông nội là Trần Quang Diệm, biết đàn kìm, đàn tranh nhưng chuyên đàn tỳ bà theo phong cách Thần kinh. Cha là Trần Quang Triều, mà giới tài tử trong Nam thường gọi là ông Bảy Triều biết đờn nhiều cây, mà đặc biệt nhứt là đờn độc huyền (đàn bầu), đờn kìm (đàn nguyệt).
Cậu bé Trần Văn Khê may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống về đờn ca. Sáu tuổi đã biết đờn kìm (đàn nguyệt), đờn mấy bản dễ như “Lưu Thủy”, “Bình Bán văn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Bảy tuổi đã tập cho các chị diễn viên gánh đồng Nữ Ban của cô Ba Viện hát bài “La Madelon” để chưng màn đầu cải lương. Tám tuổi biết đờn cò. Mười hai tuổi biết đờn tranh và 14 tuổi đánh trống nhạc, biết cùng với người anh họ, anh Ba Thuận, con của cậu Năm Khương chơi trò làm chai, xô giàng, khai xá, đề phang.
Thật không quá khi ví đời người như một bản đàn, lúc dịu êm, thong thả, lúc cao trào, nức nở, trở trăn, rồi lại dặt dìu, êm ả. Cuộc đời lắm sóng gió, thăng trầm của GS-TS Trần Văn Khê cũng là một bản đàn muôn điệu như vậy. Cậu bé Trần Văn Khê mồ côi rất sớm. Mẹ mất năm 9 tuổi, và năm sau 10 tuổi cha từ trần. Cô Ba Viện nuôi ba anh em Trần Văn Khê, Trần Văn Trạch (sau này cũng là một trong những “quái kiệt” âm nhạc trào phúng nổi danh miền Nam) và Trần Ngọc Sương đến ngày khôn lớn.
Với trí thông minh trác tuyệt, vào Trường trung học Trương Vĩnh Ký (Pétrus Ký) năm 1934, cậu học trò Trần Văn Khê đã được cấp học bổng, năm nào cũng đứng đầu lớp, và năm thứ tư học Pháp văn với ông Champion, được chấm đậu kỳ thi tuyển là một học sinh xuất sắc nhất trong năm đệ tứ. Đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941.
Trong lúc học tại Trường trung học Trương Vĩnh Ký, Trần Văn Khê đã cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong Câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của Hội SAMIPIC. Trần Văn Khê chỉ huy hai dàn nhạc đó, vừa phối khí dàn nhạc dân tộc có chen đàn Tây như mandoline, guitar, vừa diễn trong khuôn khổ dàn nhạc Scola Club, những bài hát Tây loại “Les Gars de la Marine”, “Sunset in Vienna”.
Từ tháng 8/1945, ông Phạm Văn Bạch lúc ấy làm Chánh chủ tỉnh Bến Tre đã ký giấy cho Trần Văn Khê gặp Huỳnh Văn Tiểng, lúc đó đang làm Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Trần Văn Khê được Huỳnh Văn Tiểng ký tên bổ nhậm làm “Nhạc trưởng quân đội Nam Bộ”. Cuối năm 1946, Trần Văn Khê trở về thành để tham gia với nhóm “kháng chiến tại thành” do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, sau là Mai Văn Bộ chỉ huy, bằng cách viết báo cho nhóm Thống Nhứt, liên lạc với các giới nghệ sĩ cải lương.
Lúc ấy Trần Văn Khê vừa viết cho báo Thần Chung, Việt Báo, tạp chí Sông Hương, tạp chí Mai, vừa dạy Anh văn tại hai trường Huỳnh Cẩm Chương, Ngô Quang Vinh. Được phái cho phận sự phê bình âm nhạc và sân khấu, Trần Văn Khê lúc ấy gặp gỡ rất thường các đào kép cải lương như Tư Chơi, Năm Châu, Bảy Nhiêu, Duy Lân. Năm 1948, các tổ kháng chiến tại thành bị lộ, Trần Văn Khê bị bắt và giam tại khám Catinat.
Tháng 5/1949, Trần Văn Khê tới Pháp du học thì tháng 8, Trần Văn Khê đã được cùng đi với học sinh Việt Nam tham dự Liên hoan Thanh niên tại Budapest (Hungary), tổ chức chương trình văn nghệ giới thiệu nước Việt Nam đang tranh đấu giành tự do. Trần Văn Khê dự thi nhạc cụ dân tộc, với hai cây đàn cò và đàn tranh, được giải Nhì. Đây có lẽ là lần đầu tiên, Giáo sư (GS) Trần Văn Khê “đem chuông đi đấm xứ người”. Tự làm việc để sinh sống, những năm 50, GS Trần Văn Khê phải đi đờn, giới thiệu đờn cò, đờn tranh tại nhà hàng “Bồng Lai” của ông Bùi Văn Tuyền, tại vùng Champs Elysées.
Hè năm 1951, Trần Văn Khê tốt nghiệp Trường Chính trị, khoa Giao dịch quốc tế. Nhờ đậu hạng 5, nên được tuyển vào ngạch thư ký quốc tế cho Liên Hiệp Quốc, năm ấy họp đại hội tại
GS Khê tâm sự rất thật rằng, mãi đến khi nằm trong nhà dưỡng lao ở Aire-Sur-l’Adour, ông bắt đầu tìm hiểu các loại nhạc dân gian của Việt
Trở lại chuyện về cuộc đời GS Trần Văn Khê, năm 1943, Giáo sư Khê lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sương, người bạn gái học cùng lớp Triết ở Trường Pétrus Ký. Bà Sương là 1 trong 4 nữ sinh học ban Tú Tài, hai người đã mang lại cho dòng họ Trần người con: 2 trai (GS-TS Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở Saigon) và 2 gái (Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nữ nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học ở Paris).
2. GS-TS Trần Văn Khê được sinh ra trên đất nước Việt Nam, ông bảo, vì hoàn cảnh ông phải xa đất nước một thời gian dài, nhưng hình ảnh đất nước luôn trong trái tim ông, cũng là nguyên cớ, không ngừng thôi thúc ông nghiên cứu, giới thiệu âm nhạc Việt Nam đến các nước. 90 tuổi, nhưng có đến 55 năm GS sống xa quê hương, nhưng ông luôn có một niềm tự hào, ông nói và sử dụng tiếng Việt rất chuẩn, sinh sống và làm việc tại Pháp như một người bản xứ, nhưng khi nào ông cũng tìm sách, báo tiếng Việt để đọc cho không quên ngôn ngữ. Ông nói rằng, hình ảnh Việt
Giáo sư Trần Văn Khê tấu nhạc cùng con trai – Giáo sư Trần Quang Hải.
Năm 1964, ông được mời tham dự một buổi sinh hoạt thường lệ của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tổ chức tại Paris, hầu hết những người tham dự là người Nhật và người Pháp, GS Khê là người Việt Nam duy nhất tham dự buổi hôm đó. Tanka là một thể thơ cũng rất độc đáo của thi ca Nhật Bản. Diễn giả đăng đàn hôm đó là một thủy sư đề đốc người Pháp, thuyết trình về những nét đặc thù của thi ca Nhật Bản nói chung và Tanka nói riêng, ông đã mở đầu bài diễn thuyết của mình bằng sự so sánh: “Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật Bản, chỉ trong vòng một, hai năm, tôi đã thấy cả một rừng văn học, và trong rừng văn học đó, Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp”. Bài thuyết trình của vị thủy sư đề đốc người Pháp nọ khiến GS Khê hết sức bức xúc.
Sau những câu hỏi của thính giả, lời đáp của diễn giả, ban chủ tọa buổi họp hôm đó nói thêm: “Trong quý vị thính giả có còn câu hỏi nào khác hay những thắc mắc chi có thể nói lên trước khi chúng ta bế mạc buổi họp hôm nay?”. GS Khê đứng dậy đặt mấy câu hỏi sau đây và nêu lên những thắc mắc của mình: “Kính thưa quý vị, tôi không phải là một nhà thơ, chỉ là một nhà nghiên cứu Âm nhạc dân tộc Việt Nam, hiện đang là Giáo sư Âm nhạc học tại Đại học Sorbonne (Paris), Giáo sư chỉ đạo nghiên cứu trong Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp với chức vị Giám đốc Nghiên cứu, thành viên Ban Chấp hành Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO.
Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông thủy sư đề đốc có nói rằng, ông đã sống ở nước Việt 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà ngài không biết một áng văn nào của Việt
Nghe GS Khê phát biểu xong, ông thủy sư đề đốc đỏ mặt, đến trước mặt GS cúi đầu vẻ ăn năn hối hận thực sự. GS Khê trả lời: “Ngài là một người Pháp, chắc biết rõ câu “Une faute avouée, est à moitié pardonnée” (Khi người lầm lỗi đã nhận lỗi, thì lỗi đó đã được tha thứ hơn phân nửa rồi). Dân tộc Việt
Đây chỉ là một trong những câu chuyện nhỏ về GS Trần Văn Khê, ông nói rằng, ai khen Việt Nam thì ông rất thích, vui mừng, tự hào, ai chê Việt Nam thì ông lắng nghe. Nhưng khi có ai chê Việt
3. Với việc sáng lập ra Trung tâm Nghiên cứu âm nhạc Đông Phương, cả phần đời sau này của Trần Văn Khê gắn liền với việc nghiên cứu và giới thiệu âm nhạc cổ truyền Việt
Năm 2004, GS Trần Văn Khê về sinh sống tại Việt
GS Trần Văn Khê thường nói, ông rất quan tâm đến thế hệ trẻ, mới đây, ông đã cho xuất bản tự truyện có tên “Những câu chuyện từ trái tim”… Ông mong muốn rằng, đọc cuốn sách này, những bạn trẻ có thể thấy ẩn chứa trong đó những bài học cuộc sống sâu sắc.
Hiện nay, ở tuổi 90, GS Trần Văn Khê đang đối diện với không ít bệnh tật: tiểu đường, thấp khớp, gan nhiễm mỡ, mỗi ngày, ông uống đến 12 lần thuốc, cả thuốc tây lẫn thuốc ta. Nhưng GS bảo: “Cái lửa trong người làm thầy quên đau”. Điều hạnh phúc nhất là ông được trở về sống tại quê nhà, được đi nói chuyện với người Việt về âm nhạc Việt trên mảnh đất Việt
GS Khê vẫn yêu âm nhạc dân tộc bằng một tình yêu trọn vẹn, đã hiến dâng tất cả trí tuệ, tâm huyết của mình…
Thuận Thiên (Chuyên đề ANTG 978)
Nguồn: www.cand.com.vn/vi-VN/nguoinoitieng/2010/7/134377.cand