Từ một đề tài thuộc lĩnh vực sinh học do cấp trên giao hoàn toàn trái với ngành học, Vũ Văn Tuyển đã đạt được thành công nổi bật trước sự ngỡ ngàng của nhiều nhà khoa học đương thời để rồi sau đó trở thành nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu Mối ở Việt Nam và được nước ngoài biết đến.
1. Một kỹ sư địa chất với 15 năm tìm đường khoa học
Năm 1956, sau khi tốt nghiệp Tú tài tại Trường
Tháng 11-1959, sinh viên khóa I của Đại học Bách khoa Hà Nội ra trường và được phân công về nhiều đơn vị khác nhau. Vũ Văn Tuyển được phân công về Cục Khảo sát – Thiết kế, Bộ Thủy lợi với nhiệm vụ cùng đồng nghiệp khảo sát địa chất chuẩn bị cho việc xây dựng các công trình thủy lợi lớn. Đầu những năm 1960, khi các chuyên gia Trung Quốc sang giúp Việt
Nhưng "trời không chiều lòng người", sau khi hoàn thành nhiệm vụ khảo sát này, các đơn vị địa vật lý của Viện Thiết kế Thuỷ lợi[3] giải tán, cán bộ chuyên môn tan tác mỗi người một nơi, Vũ Văn Tuyển lại trở về với công tác địa chất ban đầu.
Năm 1969, Vũ Văn Tuyển được chuyển qua Văn phòng Ủy ban Trị thủy sông Hồng làm việc với nhiệm vụ khảo sát tổng hợp phục vụ giai đoạn quy hoạch thuỷ lợi vì thế công tác thực địa không chiếm nhiều thời gian. Lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn nâng cao trình độ. Vũ Văn Tuyển đã "tận dụng" cơ hội hiếm có để học hỏi, ông cho biết: “với vốn liếng tiếng Anh, tiếng Pháp häc tõ thêi Ph¸p và một ít tiếng Nga, tôi tìm đọc các loại sách báo để củng cố kiến thức. Những tài liệu tìm thấy, từ địa chất đến kỹ thuật vật lý, hàng không… bất cứ cái gì thích thì tôi mang ra đọc”[4].
Năm 1974, Viện Khoa học Thủy lợi làm thủ tục nhận Vũ Văn Tuyển về công tác, tuy nhiên lúc ông vừa chuyển qua, thì kỹ sư Lê Văn Hợp – Viện trưởng Viện Thiết kế Thủy lợi, lại đề nghị Bộ Thuỷ lợi chuyển ông trở về Viện Thiết kế Thủy lợi với lý do kỹ sư Tuyển là người thông thạo kỹ thuật địa vật lý và đã làm rất tốt công tác thăm dò ở đập Thủy điện Hòa Bình. Trước tình hình đó, Vũ Văn Tuyển cảm ơn Viện trưởng Lê Văn Hợp và nhất quyết xin ở lại Viện Khoa học Thủy lợi để làm công tác nghiên cứu, ông đảm nhiệm vai trò Trưởng bộ môn Cơ học đá qua sự giúp đỡ nhiệt tình của các Viện phó Nguyễn Thanh Ngà và Vũ Tất Uyên. Làm việc cạnh các nhà khoa học đi trước có uy tín và được đào tạo bài bản như Dương Đức Tín, Nguyễn Trọng Thao, Lê Văn Thự, Trần Như Hối, Nguyễn Thơ, Vũ Tất Uyên, Trương Đình Dụ, Nguyễn Văn Toán… Ông tự nhận mình chỉ là bậc đàn em còn non xét về mặt kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu. PGS Vũ Văn Tuyển chia sẻ: “Từ một lựa chọn theo cảm tính,, không phù hợp với khả năng và sức khỏe của mình từ khi vào đại học, tôi đã mất 15 năm xác định con đường khoa học. Nhưng nó cũng giúp tôi rèn luyện công tác chuyên môn, mở rộng kiến thức nhiều ngành khác như địa vật lý, địa mạo, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn… là nền tảng cho những hoạt động khoa học của tôi sau này”[5].
Trong lịch sử, vỡ đê là một tai họa kinh hoàng đối với người dân vùng đồng bằng sông Hồng. Nó không chỉ phá hoại mùa màng, làng mạc mà còn làm chết biết bao nhiêu sinh mệnh. Một trong những nguyên nhân gẫy ra vỡ đê là do mối hại thân đê. Là người từng chứng kiến các vụ vỡ đê lớn khi còn làm Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi nên Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Đăng Khoa kiêm Viện trưởng Viện Khoa học Thuỷ lợi, yêu cầu Viện phải nghiên cứu những tác hại về mối đối với thân đê và cách phòng trừ.
Trước tình hình đó, Viện đã giao nhiệm vụ khó khăn này cho Vũ Văn Tuyển-một cán bộ mới về. “Năm 1973 Uỷ ban Xây dựng Cơ bản nhà nước giao cho Trường Đại học Thủy lợi nghiên cứu xử lý mối cho đê bằng phương pháp địa vật lý nhưng không thành công. Từ năm 1976 theo đề xuất của Vụ Khoa học Kỹ thuật đề tài nghiên cứu xử lý mối cho đê được giao cho Viện nghiên cứu Khoa học Thủy lợi, và đồng chí Vũ Văn Tuyển, nguyên là một kỹ sư địa chất lúc bấy giờ được giao chủ trì thực hiện đề tài. Nhưng đề tài đã gặp quá nhiều khó khăn về kinh phí, thiết bị vật tư, kiến thức và cả về quan điểm: một số cán bộ có trách nhiệm cho rằng việc nghiên cứu này không thuộc chức năng ngành thuỷ lợi và do đó đã có những hành động không ủng hộ…”[6]
Duyên nghiệp trọn đời với…Mối
Vũ Văn Tuyển bắt tay vào nghiên cứu đề tài xử lý mối hại đê khi ở Hà Nội rất hiếm tài liệu khoa học về mối, chỉ có vài cuốn sách bằng tiếng Pháp về khu hệ mối ở Đông dương. Trước tình hình khó khăn đó, sợ Vũ Văn Tuyển nản chí nên Trưởng phòng phụ trách thỉnh thoảng lại nhắc: “Anh nhớ rằng anh đã nhận làm đề tài mối trước Viện trưởng rồi đấy nhé”[7].
Tập trung vào vấn đề làm thế nào để "tìm" được tổ mối nằm ngầm dưới đất mà không phải đào xới và kỹ sư trẻ Vũ Văn Tuyển đã nghĩ đến phương pháp địa vật lý. Xem xét những phương pháp hiện có lúc đó ở Việt Nam, Vũ Văn Tuyển nghĩ rằng bước đầu có thể sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ kết hợp với phương pháp dò tìm sơ bộ. Mọi việc không dễ dàng chút nào, ông kể lại: “Sau khi xác định công việc, tôi đi tìm thuê máy móc và nhờ những người chuyên sử dụng máy đó hướng dẫn cho mình cách dùng. Vì đề tài khi đó chỉ có một mình tôi, không có nhân viên hỗ trợ nên mọi thí nghiệm tôi đều phải tự biên tự diễn với sự giúp đỡ từ cơ quan có máy cho thuê, công việc vất vả nhưng cũng nhờ vậy mà tôi nắm vững tình hình, thông thạo mọi việc”[8].
Cuộc khảo nghiệm đáng nhớ
Sau vài tháng nghiên cứu, Vũ Văn Tuyển báo cáo với Viện trưởng Trần Đăng Khoa về kết quả ông đã thu được trong việc dò tìm tổ mối trong thân đê bằng phương pháp đồng vị phóng xạ kết hợp với dò tìm sỏ bộ. Vũ Văn Tuyển đề nghị Viện trưởng đi kiểm tra thực tế ở một đoạn đê thuộc xã Thượng Thanh, Gia Lâm, Hà Nội .
Kết quả của cuộc khảo nghiệm còn in đậm nét trong ký ức của PGS Vũ Văn Tuyển. Ông kể lại: “Sáng 28-5-1976, tôi cùng các kỹ sư bên cơ quan hợp tác là Lê Văn Vượng, Nguyễn Ngọc Chân mang thiết bị máy móc ra địa điểm đã chọn. Tôi cứ nghĩ rằng Viện trưởng sẽ đi một mình đến kiểm tra, nào ngờ lại đưa theo một đội ngũ các phóng viên báo chí, phát thanh, truyền hình với máy móc lỉnh kỉnh hướng về địa điểm thăm dò mà chúng tôi phải thao diễn. Lúc đầu tôi cảm thấy bất ngờ và phát hoảng vì không được chuẩn bị tư tưởng trước. Tuy nhiên,tôi tự tin vào kết quả cuối cùng. Nghĩ vậy tôi bình tĩnh tự tay thao tác máy dò tìm ,và vài phút sau báo cáo Viện trưởng rằng đã "thấy" tổ mối có đường kính khoảng 40cm nằm ở độ sâu cách mặt đê chừng 120cm trong khi trên mặt đất phẳng lỳ hoàn toàn không có dấu vết gì chứng tỏ bên dưới có tổ mối. Viện trưởng cẩn thận hỏi lại tôi một lần nữa là có chắc chắn không. Tôi khẳng định một cách tự tin. Viện trưởng ra lệnh cho dân công đào lên để kiểm tra trước dàn ống kính của đông đảo phóng viên. Một lúc sau, có một cô dân công ra nói nhỏ vào tai tôi: “Chú ơi, đào mãi rồi mà chẳng thấy gì đâu”. Tôi bình tĩnh lấy thước ra đo lại độ sâu và thấy chưa đến độ sâu dự báo nên yêu cầu đào tiếp. Thêm một vài nhát cuốc nữa, một tổ mối to tướng xam xám hiện ra, mọi người reo hò, các máy quay, máy ảnh, truyền hình… nhộn nhịp thao tác. Viện trưởng Trần Đăng Khoa thì lấy khăn lau mồ hôi vì nãy giờ ông cũng hồi hộp chờ kết quả”[9]. Buổi khảo nghiệm được các phương tiện truyền thông truyền đi rộng rãi: “Thành công này mở ra khả năng diệt tổ mối bằng phương pháp khoan phụt vữa vào thân đê một cách chính xác và có hiệu quả, đỡ tốn nhiều công sức và thời giờ”[10].
Kỹ sư Vũ Văn Tuyển và các đồng nghiệp tiến hành dò tìm tổ mối bằng phương pháp đồng vị phóng xạ tại đê thuộc xã Thượng Thanh, Gia Lâm, Hà Nội (28-5-1976)
Sau buổi khảo nghiệm, một nhà nghiên cứu trong Viện đã góp ý chân thành với ông: “Sao ông liều thế, làm ăn chẳng giống ai. Trước báo chí truyền thông lỡ ra đào không có tổ mối thì biết chui vào đâu? Phải đào ra trước cho chắc đã rồi mới mời lãnh đạo sau chứ”[11]. Ông cảm ơn lời nói đầy thiện ý của bạn đồng nghiệp nhưng vì tin chắc vào kết quả mà ông đã tự mình đo đạc nhiều lần nên ông đã khẳng định với bạn rằng cái “lỡ ra” đó không bao giờ xảy ra được.
Buổi khảo nghiệm đã thành công ngoài mong đợi, sự chỉ trích trước đây đối với ông về sự phiêu lưu đã giảm đi rõ rệt. Cấp trên yêu cầu Vũ Văn Tuyển phải nhanh chóng khép kín chu trình thăm dò, xử lý ngầm tổ mối mà hoàn toàn không phải đào bới công trình, cải tiến phương pháp để thăm dò nhanh hơn.
Nhờ kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Tuyển, theo đó nhiều cơ quan quản lý đã thăm dò và báo cáo phát hiện có mối phá hoại các đập thuỷ lợi, thuỷ điện cả ở miền Bắc lẫn miền
2. Trở thành Tiến sĩ Sinh học
Để nghiên cứu sâu hơn về mối và phòng trừ mối, Vũ Văn Tuyển đã tìm đến các chuyên gia sinh học để trao đổi, học hỏi trong đó có Nguyễn Đức Khảm một Phó iến sĩ nghiên cứu về mối đầu tiên ở Việt Nam. Vũ Văn Tuyển không ngờ rằng cuộc gặp gỡ đó là khởi đầu cho một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình: Trở thành một chuyên gia Mối học. PTS Nguyễn Đức Khảm là người tận tình giúp đỡ Vũ Văn Tuyển cả lý thuyết lẫn thực tế về mối ở Việt
Năm 1978, đề tài nghiên cứu, xử lý mối hại đê đập ở Việt Nam của Vũ Văn Tuyển được mang đi dự thi ở Mátxcơva, Liên Xô và được thưởng Huy chương Sáng tạo Khoa học Kỹ thật Thanh niên các nước XHCN.
Sau những kết quả đã được kiểm chứng, PTS Nguyễn Đức Khảm khuyên Vũ Văn Tuyển nên làm hồ sơ xin bảo vệ luận án PTS Sinh học theo chế độ đặc cách (không có người hướng dẫn). Đây là một "đề nghị" bất ngờ vượt ra ngoài suy nghĩ của Vũ Văn Tuyển. Và ông đã quyết định xin Viện cho phép làm thủ tục bảo vệ luận án theo chế độ đặc cách: “Lãnh đạo Viện bất ngờ và cảm thấy khó tin vì họ biết tôi đâu phải chuyên ngành sinh học mà giờ đi làm PTS sinh học. Nhưng ngay sau đó, họ hiểu rằng tôi chẳng bao giờ phiêu lưu nên đã ủng hộ và đề nghị Bộ Thuỷ lợi cho tôi làm thủ tục. Bên cạnh sự ủng hộ quý báu đó, nếu không có ông Khảm ủng hộ thì có lẽ tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện làm luận án PTS sinh học”[14].
Được sự giúp đỡ tận tình của của nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học như TS Thái Trần Bái, TS Nguyễn Anh Diệp, TS Phạm Bình Quyền … năm 1982, Vũ Văn Tuyển đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận án PTS với đề tài “Mối hại đập-hồ chứa nước ở Việt Nam và biện pháp phòng trừ” tại Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Vũ Văn Tuyển kể lại: “Buổi bảo vệ đã được đông đảo đồng nghiệp, bạn bè và nhiều người đến nghe. Một phần họ đến để ủng hộ tinh thần, phần khác họ muốn xem một kỹ sư địa chất sẽ bảo vệ luận án PTS sinh học như thế nào trước một hội đồng toàn các nhà sinh học uy tín”[15]. Luận án của Vũ Văn Tuyển được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. PGS Võ Quý, một nhà sinh học uy tín đã đánh giá: “Đồng chí Tuyển đã bổ sung đầy đủ kiến thức sinh học cho mình và biết vận dụng các kiến thức đó một cách có kết quả vào các nghiên cứu của mình. Tác giả đã thành công trong việc nghiên cứu mối hại đập và kết hợp thành công các kiến thức sinh học với kỹ thuật”[16]. Hội đồng chấm luận án cũng kết luận: “Luận án của anh Vũ Văn Tuyển là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị, đã giải quyết khá toàn diện một vấn đề khoa học có ý nghĩa lớn về kỹ thuật và áp dụng trong thực tế sản xuất. Những công trình loại này hiện nay rất cần thiết và phải được cổ vũ một cách thích đáng”[17].
3. Khẳng định mình trong ranh giới nhiều ngành khoa học
Đến với nghiên cứu phòng trừ mối hơi muộn nhưng những kết quả nghiên cứu mà PGS Vũ Văn Tuyển đạt được đã đưa ông trở thành một trong những chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về mối. Sau khi bảo vệ thành công luận án PTS Sinh học về mối, ông luôn được cấp trên tin tưởng giao cho chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước liên quan đến sinh học, sinh thái học của mối hại đê đập và các công trình khác. Nhiều kết quả nghiên cứu của ông đã được xã hội và giới nghiên cứu công nhận, trong đó phải kể đến nghiên cứu mối hại đê đập và phòng trừ mối bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa quan trọng.
Nghiên cứu phòng trừ mối hại đê đập
Nghiên cứu mối hại đê đập là dòng chủ lưu trong nghiên cứu khoa học của PGS Tuyển. Không chỉ tập trung vào các nội dung lý luận về mối hại đập, mà từ những nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái học của mối, Vũ Văn Tuyển đã đưa ra các biện pháp cụ thể dùng trong mỗi trường hợp cụ thể. Vũ Văn Tuyển "xuất thân" từ ngành kỹ thuật, nhưng không bị lệ thuộc vào "rừng” máy móc hiện đại mà luôn lấy sinh học, sinh thái học làm cơ sở chính để tìm ra biện pháp phòng trừ, thăm dò, phát hiện tổ mối. Các biện pháp kỹ thuật chỉ có tác dụng hỗ trợ trong thăm dò và có thể thay đổi tuỳ thuộc các tiến bộ khoa học kỹ thuật ở mỗi thời kỳ nhất định.
Từ năm 1986 đến năm 1990, Vũ Văn Tuyển chủ trì đề tài câp nhà nước “Phòng trừ mối hại đê đập và các công trình khác”. Vừa miệt mài nghiên cứu thực địa, so sánh các kết quả nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, vừa kết hợp với việc hướng dẫn, đào tạo các cán bộ trong Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối và cơ quan khác Vũ Văn Tuyển đã tìm ra những phương pháp tối ưu để xử lý mối. PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, một nhà sinh học chuyên nghiên cứu về mối nhận xét: “Trong lĩnh vực nghiên cứu về mối, đ/c Tuyển là một trong những chuyên gia đầu ngành ở Việt
Trong quá trình công tác, Vũ Văn Tuyển được Bộ Thủy lợi và Viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam nhiều lần cử sang các nước hợp tác nghiên cứu, trao đổi. GS Nguyễn Văn Hiệu – Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam là người động viên, giúp đỡ Vũ Văn Tuyển trong việc mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với nước ngoài nhiều nhất. Vì thế, các kết quả nghiên cứu của ông được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài tiếp nhận và đánh giá cao như Giáo sư P.K Sen Sarma – Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Ranchi Ấn Độ viết: “Tôi phải thừa nhận và đánh giá cao kết quả dò tìm và diệt trừ mối do ông Tuyển nghiên cứu đã được thực tế chứng minh… Xuất phát từ thực tế ở Ấn Độ, chúng tôi mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nhà khoa học Việt Nam về dò tìm tổ mối trong công trình kiến trúc và công trình khác, vì vấn đề này đối với chúng tôi đang là vấn đề rất khó khăn”[19].
Một đóng góp lớn của Vũ Văn Tuyển trong nghiên cứu mối hại đê đập là phát hiện ra vấn đề mối ở nền đập và đề xuất phải xử lý mối ở nền đập ngay từ trước khi thi công mở móng. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực địa chất nền móng mang tính đặc thù của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm rất quan trọng mà trước đó chưa được đề cập đến. Trong thiết kế và thi công đập đất, các chuyên gia Việt Nam thường dựa theo các Tiêu chuẩn của Liên Xô, tuy nhiên Liên Xô lại nằm trong khu vực địa lý tự nhiên về căn bản không có mối, trong khi đó, Việt Nam là đất nước có nhiều mối và nguy cơ các công trình bị mối phá hoại rất cao. Vì thế, muốn bảo đảm an toàn cho công trình thì ngay từ khi thiết kế phải tính tới việc xử lý mối từ móng trước. Từ phát hiện này, Vũ Văn Tuyển đã đề xuất lên Bộ Thủy lợi và được Thứ trưởng Phan Sĩ Kỳ đồng ý chấp nhận cho cụ thể hoá dưới dạng một Tiêu chuẩn của ngành Thuỷ lợi có tính chất bắt buộc cho toàn ngành, đó là Tiêu chuẩn ngành 14- TCN -88-93 về “Thành phần khối lượng khảo sát và xử lý mối gây hại đập đất" có hiệu lực từ 1-1-1994 mà tác giả là PGS.PTS Vũ Văn Tuyển cùng các cộng tác viên Hoàng Xuân Hồng, Hoàng Khắc Bá.
Nghiên cứu xử lý mối để bảo vệ các di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và di sản văn hoá
Năm 1984, Vũ Văn Tuyển nhận nhiệm vụ Nghiên cứu xử lý mối bảo vệ Di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, đây là một đề tài cấp Nhà nước do ông chủ trì và là nhiệm vụ liêng thiêng như GS Đặng Xuân Kỳ, lúc đó là Phó Giám đốc Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đây là những Di tích chỉ có một không hai, các đồng chí không được làm thử, làm hỏng, chỉ được thành công, không được thất bại…”[20].
Viện phó Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Đặng xuân Kỳ( đứng giữa đeo kính) kiểm tra công tác phòng trừ mối
bảo vệ cây trồng trong khuôn viên Bảo tàng (khoảng 1984-1985). Vũ Văn Tuyển (đứng bên trái)
PGS Vũ Văn Tuyển kể lại: “Nhóm công tác của tôi chỉ có vài ba người còn nhân lực hỗ trợ là bộ đội bảo vệ Lăng Bác. Suốt năm sáu năm trời, trước không khí trang nghiêm của dòng người vào viếng Khu Di tích hàng ngày, tôi luôn luôn tâm niệm phải cố gắng để bảo vệ những di sản lịch sử của Bác. Hàng ngày, trên chiếc Honda 68 “tòng tọc” vào Cổng Đỏ Phủ Chủ tịch để làm việc, dù mệt nhưng trong lòng vẫn thấy phấn chấn”[21]. Chiếc xe Honda màu xanh cánh chả này đã đồng hành cùng Vũ Văn Tuyển suốt nhiều năm ra vào Phủ Chủ tịch và là "dấu hiệu" để đội bảo vệ Cổng Đỏ nhận diện ông.
Sau những nỗ lực miệt mài của Vũ Văn Tuyển và các cộng sự, việc dò tìm và xử lý mối ở khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành, những di sản của Bác được bảo vệ một cách an toàn hơn. Năm 1991, khi tổng kết đề tài, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Cù Huy Chước đã nhận xét: “Đ/c Tuyển đã dám làm, dám chịu trách nhiệm, trực tiếp nghiên cứu đề ra biện pháp đúng đắn mang lại hiệu quả cao gấp 5-6 lần so với các cơ quan khác đã làm trước đây…”[22]. Không những đánh giá cao kết quả của đề tài, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh còn đề xuất Bộ Thuỷ lợi đề nghị lên Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho PTS Vũ Văn Tuyển.
Từ thành công đó, Vũ Văn Tuyển còn được tin tưởng giao cho nghiên cứu, xử lý mối cho một số công trình đặc biệt như phòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nhà riêng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Lê Trọng Tấn… Công việc này là cơ hội cho PGS Vũ Văn Tuyển được gặp các vị tướng nổi tiếng, đồng thời là điều kiện cho ông xem xét, chứng kiến sự đa dạng của sinh học và sinh thái học về mối, tự mày mò nghiên cứu, thăm dò xử lý mối ở nhiều điều kiện khác nhau làm cho kiến thức thêm phong phú.
Kết quả làm việc trực tiếp của Vũ Văn Tuyển và đồng nghiệp được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá cao, chính Đại tướng đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ Thủy lợi trao đổi về việc mở rộng và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mối: “Ở nước ta, nghiên cứu phòng trừ mối là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, bộ môn này của Viện nghiên cứu Khoa học Thủy lợi còn nhỏ về lực lượng và cơ sở vật chất. Tôi thấy Bộ Thủy lợi nên xây dựng bộ môn này thành một cơ sở nghiên cứu khoa học đủ mạnh và có khả năng thực hành, phục vụ chung cho các ngành”[23]. Năm 1987, Trung tâm Nghiên cứu Phòng trừ mối[24] trực thuộc Viện Khoa học Thủy lợi được thành lập, Vũ Văn Tuyển được bổ nhiệm làm Giám đốc. Sự ra đời của Trung tâm với tư cách là một cơ quan chuyên môn nghiên cứu phòng trừ mối đã góp phần xử lý mối ở Việt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao đổi với PTS Vũ Văn Tuyển (thứ 4 từ trái) cùng nhóm xử lý mối tại khu nhà riêng của Đại tướng, năm 1985
Âm vang
Nghiên cứu, phòng trừ mối cho đê đập là một lĩnh vực nằm giữa lằn ranh của nhiều ngành khoa học khác nhau vì thế trong quá trình thực hiện, Vũ Văn Tuyển thường bị một số cán bộ quản lý nhắc nhở là làm trái chức năng của ngành Thuỷ lợi và còn có ý định giải tán Trung tâm của ông. Nhận thức được tính chất quan trọng của công việc nên Vũ Văn Tuyển và đồng nghiệp vẫn tìm cách cố gắng để vượt qua, sau nhiều thăng trầm, những đóng góp của ông cuối cùng cũng được công nhận. Trong công văn ngày 14-10-1991, ông Nguyễn Đình Trọng – Quyền Vụ trưởng Vụ Quản lý Khoa học Kỹ thuật, Bộ Thuỷ lợi đã nhận xét: “Chính các kết quả trên đây đã làm cơ sở cho đ/c Tuyển và các cán bộ tham gia có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước kế hoạch 1986-1990 một cách xuất sắc và xử lý thành công nhiều công trình quan trọng của Đảng và Nhà nước và của các ngành. Nhiều đập nước, nhà cửa, kho tàng… và đặc biệt là các khu di tích lịch sử của bác Hồ ở Phủ Chủ tịch, ở Nhà Rồng và Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh đã được xử lý mối có kết quả”[25]. Bộ Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi cũng đánh giá cao những đóng góp khoa học của ông: “Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 86-90 được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá là suất sắc, đạt được tính khoa học và tính thực tiễn cao, có nhiều sáng tạo, được các chuyên gia đầu ngành trong nước và cả một số nước trên thế giới công nhận, hiệu quả áp dụng trên các công trình thực tế là rất rõ rệt, được các đơn vị áp dụng hoan nghênh…”[26].
Năm 1991, Vũ Văn Tuyển được phong Phó Giáo sư Sinh học, sau đó một năm ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba: Đó là những ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của ông – một nhà khoa học đã tự khẳng định mình trên ranh giới nhiều ngành khoa học. Như GS.TS Thái Trần Bái – một nhà sinh học khác nhận xét: “Việc đ/c Tuyển -vốn là một kỹ sư địa chất-đã nghiên cứu sâu về sinh học loài mối và về các lĩnh vực chuyên môn có tính liên ngành nhằm giải quyết một vấn đề rất khó và phức tạp… cũng nói lên rằng đi vào các lĩnh vực liên ngành để giải quyết mục đích thực tiễn cấp bách là một hướng đi đúng của nghiên cứu khoa học ở nước ta…”[27].
Bùi Minh Hào
[1] Thăm dò địa chấn là phương pháp địa vật lý nghiên cứu đặc điểm trường sóng dao động đàn hồi trong môi trường đất đá nhằm giải quyết các nhiệm vụ địa chất khác nhau, như nghiên cứu cấu trúc vỏ quả đất, tìm kiếm thăm dò dầu khí và tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu nền móng công trình…
[2] Phỏng vấn PGS.TS Vũ Văn Tuyển ngày 09-01-2014. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[3] Trước đó có tên là Cục Khảo sát – Thiết kế Thủy lợi.
[4] Như trên.
[5] Như trên.
[6] Trích công văn số 1958CV/NCKH của Vụ trưởng Vụ Quản lý KHKT Bộ Thuỷ lợi, ngày 14-10-1991.
[7] Phỏng vấn PGS.TS Vũ Văn Tuyển ngày 17-01-2014. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[8] Như trên.
[9] Như trên.
[10] Trích “Dùng phương pháp phóng xạ tìm tổ mối ở thân đê”. Báo Nhân dân, số 8057, ngày 29-5-1976.
[11] Phỏng vấn PGS.TS Vũ Văn Tuyển ngày 17-01-2014. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[12] Nhận xét của PTS Nguyễn Đức Khảm về kết quả nghiên cứu tìm tổ mối của Vũ Văn Tuyển ngày 1-11-1976. Tài liệu do PGS Vũ Văn Tuyển cung cấp.
[13] Nhận xét của kỹ sư Lê Văn Vượng về kết quả nghiên cứu tìm tổ mối của Vũ Văn Tuyển ngày 11-1-1977. Tài liệu do PGS Vũ Văn Tuyển cung cấp.
[14] Phỏng vấn PGS.TS Vũ Văn Tuyển ngày 09-01-2014. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[15] Như trên.
[16] Trích nhận xét của PTS Võ Quý trong biên bản bảo vệ luận án PTS sinh học cấp cơ sở cảu Vũ Văn Tuyển tại Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, ngày 17-12-1981.
[17] Trích Quyết nghị của Hội đồng chấm luận án PTS của đ/c Vũ Văn Tuyển tại Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày 24-7-1982.
[18] Trích nhận xét của PGS.TS Nguyễn Đức Khảm trong “Tổ chức nhận xét, đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên cứu giai đoạn 1986 đến 1990 về “phòng trừ mối hại đê đập và các công trình khác”. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Xây dựng, số 16, tháng 1-1991.
[19] Nhận xét của GS P.K. Sen Sarma Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp Trường Đại học Ranchi, Ấn Độ về đề tài nghiên cứu của PGS Vũ Văn Tuyển ngày 25-5-1990.
[20] Phỏng vấn PGS.TS Vũ Văn Tuyển ngày 24-01-2014. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt
[21] Như trên.
[22] Trích Công văn số 59/BT ngày 23-3-1991 của Bảo tàng Hồ Chí Minh gửi Bộ trường Bộ Thủy lợi và Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi do Giám đốc Cù Huy Chước ký.